ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

HIỂU ĐÚNG VỀ ĐỘT TỬ & ĐỘT QUỴ VÀ NHỮNG CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH HIỆU QUẢ

Bệnh lý Đột tử và Đột quỵ hiện nay là căn bệnh nguy hiểm đáng báo động. Dù vậy nhiều người vẫn còn nhầm lẫn và chưa hiểu rõ các khái niệm cũng như cách phòng và xử trí khi có những tình huống chẳng may xảy ra....

HIỂU ĐÚNG VỀ ĐỘT TỬ & ĐỘT QUỴ VÀ NHỮNG CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH HIỆU QUẢ

08/06/2023 2:24:59 CH

Mọi người có thể hiểu đơn giản thế này, đây là 2 căn bệnh khác nhau hoàn toàn, Đột quỵ (stroke) là tai biến mạch máu não, thường biểu hiện là đột ngột liệt 1/2 người, ngã quỵ, có thể kèm hôn mê, nhưng tim vẫn hoạt động bình thường nên thường không chết liền. Còn Đột tử (sudden cardiac death) là biến cố tim ngừng đập đột ngột không báo trước. Và hầu hết đi luôn, trừ khi được cấp cứu đưa vào bệnh viện kịp thời.

👨‍⚕ Bài chia sẻ của THS. BS. Hoàng Công Đương - Giám đốc Y khoa, Trưởng Khoa Tim mạch Phòng khám Quốc tế CarePlus

1️⃣ Phân biệt ĐỘT TỬ & ĐỘT QUỴ

ĐỘT TỬ

🔸 Nguyên nhân ĐỘT TỬ TIM do đâu?

Trái tim là động cơ chính của cơ thể, bơm máu đem chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng mọi cơ quan. Động cơ sẽ ngừng hoạt động khi (1) “bị nghẹt xăng” hoặc (2) “ bị cúp điện”.
(1) Nghẹt xăng là khi ống dẫn xăng (chính là động mạch vành nuôi tim) bị tắc nghẽn, dòng máu không đến nuôi dưỡng tế bào tim được. Đây là bệnh HẸP MẠCH VÀNH
(2) Tim đập được là nhờ có một máy phát điện nhỏ phát ra dòng điện liên tục đều đặn và lan truyền đi khắp trái tim nhờ hệ thống dây điện. Khi bộ máy phát điện này bị suy yếu, hoặc hệ thống dây điện bị “chập”, thì tim sẽ bị “cúp điện”, ngừng hoạt động. Đây là bệnh LOẠN NHỊP TIM.

🔸 Làm sao để biết có nguy cơ bị ĐỘT TỬ TIM?

Một trái tim hoàn toàn khỏe mạnh thì hiếm khi xảy ra sự cố. Đột tử tim hầu như chỉ xảy ra trên một trái tim “đã bị bệnh” nhưng không được phát hiện.

Một số dấu hiệu chỉ điểm gợi ý bạn có khả năng bị bệnh tim mạch và có nguy cơ đột tử:
- Trong gia đình có người đột tử, mất đột ngột khi trẻ tuổi mà Bác sỹ không chẩn đoán được nguyên nhân.
- Có người thân trong gia đình mắc các bệnh tim mạch di truyền như Brugada (loạn nhịp tim), bệnh cơ tim phì đại..
- Hút thuốc lá, béo phì, đời sống căng thẳng, ít vận động thể dục thể thao
- Bị tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu mà không điều trị tốt, không kiểm soát tốt các chỉ số bệnh lý.
💖💖 Cách hiệu quả nhất để "PHÒNG NGỪA ĐỘT TỬ TIM” là khám kiểm tra định kỳ với Bác sỹ chuyên khoa Tim mạch.

🔸 Bác sỹ Tim mạch sẽ làm gì để kiểm tra nguy cơ ĐỘT TỬ TIM?

Đầu tiên, Bác sỹ sẽ tìm hiểu kỹ về tiền sử gia đình và những triệu chứng gợi ý bệnh tim mạch như hay bị ngất xỉu, hồi hộp trống ngực vô cớ, hay thấy đau tức ngực và nghẹn thở khi chơi thể thao hay đi cầu thang.
Bên cạnh những thử nghiệm thông thường như xét nghiệm máu, đo điện tim ECG và siêu âm tim, Bác sỹ có thể yêu cầu thực hiện (a) Điện tim ECG gắng sức và (b) Đeo máy Holter ECG liên tục trong nhiều ngày, để phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn.
a. Trắc nghiệm gắng sức ECG nhằm mục đích đặt trái tim ở trạng thái hoạt động mạnh nhất, để làm bộc lộ rõ bệnh lý nếu có. Bạn sẽ được đo điện tim ECG trong lúc đạp xe đạp trên máy hoặc chạy bộ trên thảm lăn ở nhiều mức độ theo hướng dẫn của Bác sỹ. Bất thường bệnh lý nếu có sẽ thể hiện trên ECG trong lúc gắng sức đó.
b. Holter ECG (ghi điện tim liên tục nhiều ngày) nhằm mục đích phát hiện những loạn nhịp tim bất thường có thể bị bỏ sót nếu chỉ đo điện tim thông thường. Bác sỹ thường dán máy holter ECG trước ngực và bạn về nhà sinh hoạt như bình thường trong 3 đến 7 ngày, máy sẽ ghi lại toàn bộ diễn tiến về điện tim trong lúc ngủ, lúc căng thẳng, lúc chơi thể thao hoặc khi cố sức làm việc nặng.
Tuỳ tình huống cụ thể, Bác sỹ Tim mạch có thể yêu cầu những khảo sát chuyên sâu hơn như chụp MRI tim, chụp CT hay mạch vành DSA.

 

ĐỘT QUỴ

🔹 Hậu quả khôn lường của ĐỘT QUỴ

Đột quỵ thường gây hậu quả ảnh hưởng ở não, gây tê liệt một phần hoàn toàn bộ cơ thể. Một số biến chứng như:
▪️ Phù nề não
▪️ Động kinh
▪️ Suy giảm nhận thức
▪️ Mất chức năng ngôn ngữ
▪️ Tay chân bị co cứng, khó vận động
▪️ Chứng nghẽn mạch máu (DVT)

🔹 Điều trị

▪️ Hồi sức cấp cứu
▪️ Chống phù não tích cực
▪️ Điều trị đặc hiệu theo thể
▪️ Điều trị triệu chứng
▪️ Điều trị chỉnh nước – điện giải và thăng bằng kiềm – toan
▪️ Điều trị phẫu thuật, điều trị phục hồi nhu mô não bằng tế bào gốc
▪️ Điều trị dự phòng tái phát

2️⃣ Những bệnh lý tim mạch nguy hiểm có điều trị được không?

May mắn là ngành tim mạch ngày nay có rất nhiều tiến bộ trong điều trị, như đặt stent, cấy máy tạo nhịp hay máy shock phá rung ICD, và những thuốc tim mạch thế hệ mới…Tất cả đều chứng minh hiệu quả điều trị và phòng ngừa nguy cơ đột tử đối với rất nhiều bệnh lý tim mạch nghiêm trọng mà trước kia y học bó tay.

Chính vì vậy, vấn đề quan trọng là phát hiện bệnh tim mạch sớm!

Đối với người có bệnh tim mạch cần tầm soát tim mạch 6 tháng hoặc 1 năm/lần. Người khỏe mạnh cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm giúp phát hiện sớm nhất các nguy cơ các bệnh lý tim mạch tiềm ẩn. Từ đó, Bác sĩ chuyên khoa sẽ có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh bệnh tiến triển nặng.

Tầm soát tim mạch và thăm khám sức khỏe định kỳ đây là cách phòng ngừa bệnh Đột tử và Đột quỵ. Hiện nay, Phòng khám Quốc tế CarePlus đang cung cấp các gói tầm soát tim mạch với các hạng mục thăm khám chuyên sâu, giúp phát hiện sớm nhất các dấu hiệu gây bệnh. Từ đó chẩn đoán chính xác và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.

Bài viết gần đây/mới

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - MỐI ĐE DỌA ÂM THẦM ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
Hội chứng ống cổ tay là loại bệnh lý thần kinh bị chèn ép phổ biến nhất và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành suy yếu lực tay, teo cơ, thậm chí mất khả năng lao động.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)
Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

By BS.CKII. PHẠM QUANG VINH

SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI LẦM TƯỞNG
Suy dinh dưỡng là một trong nguyên nhân gây tử vong đối với trẻ dưới 5 tuổi và gây ra các hệ quả như: chậm phát triển, trí nhớ kém, rối loạn tiêu hóa...

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

8 LƯU Ý GIÚP BẢO VỆ TRẺ KHỎI CÁC BỆNH HÔ HẤP THƯỜNG GẶP KHI GIAO MÙA
Vào thời điểm giao mùa, trẻ em dễ mắc các bệnh hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, và suyễn. Nguyên nhân không chỉ do sự thay đổi đột ngột của thời tiết hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện mà còn từ những yếu tố có thể phòng tránh được. Dưới đây là lời khuyên đến từ BS.CKI. Trần Thị Thùy Trang - Chuyên khoa Nhi - Hệ Thống Phòng khám CarePlus để giúp bé có hệ hô hấp khỏe mạnh:

By BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

Các sản phẩm liên quan

Tầm soát Nguy cơ Đột quỵ Tiêu chuẩn
Đột quỵ là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra đột ngột, có tỉ lệ tử vong cao nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là có bình phục hoàn toàn. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20. ₫5.500.000 ₫4.400.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}