ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Bé bị nấc cụt hoài có sao không? Biện pháp vật lý giúp giảm nấc cụt

Bé bị nấc cụt hoài có sao không? Biện pháp vật lý giúp giảm nấc cụt

Nấc cụt là một hiện tượng khá phổ biến mà đa số ai cũng đã từng bị một lần trong đời. Người ta cũng đã ghi nhận thai nhi trong bụng mẹ cũng “nấc cụt”. Hiện tượng nấc cụt chưa rõ ràng về lợi ích của nó, nhưng được xem là sự trưởng thành về trung khu thần kinh hô hấp và những hoạt động tập thở của trẻ trong bụng mẹ.

Nấc cụt xảy ra do sự không đồng bộ của hoạt động cơ hoành (cơ nằm giữa ngực và bụng) co đột ngột và đóng đột ngột của vùng thanh môn (bộ phận tạo ra tiếng nói) trong thì hít vào, khiến tạo âm thanh đặc trưng của tiếng “nấc”.

Nấc cụt đa số thoáng qua, tự giới hạn trong vòng 48 tiếng, hiếm khi gây ảnh hưởng đến ăn uống, ngủ nghỉ, hoạt động sinh hoạt hằng ngày hay căng thẳng hay đau đớn.

Nếu nấc cụt xảy ra trên 48 tiếng hoặc chu kỳ lặp lại liên tục kéo dài trên 1 tháng, được gọi là nấc cụt kéo dài, hầu hết đều là triệu chứng tiềm ẩn của các bệnh lý nguy hiểm như đường ruột, nhiễm trùng, thần kinh, bệnh tim mạch, mạch máu, ung thư hoặc liên quan đến việc dùng thuốc điều trị.

Nấc cụt ở trẻ em đa số giới hạn dưới 48 tiếng, một số nguyên nhân thường gặp có thể làm nặng hơn tình trạng nấc cụt

  • Tăng áp lực ổ bụng: do dạ dày căng chướng sau bú no, hoặc nuốt hơi nhiều. Hoặc khi bé đi tiêu.
  • Trào ngược dạ dày thực quản.
  • Một số bệnh lý viêm nhiễm vùng đầu mặt cổ, viêm phổi, bệnh lý vùng ngực bụng trên. Hoặc sau phẫu thuật những vùng này.

Khi nào nấc cụt trở nên nghiêm trọng cần đi gặp bác sĩ

  • Nấc cụt kéo dài trên 48 tiếng, lặp lại liên tục trên 1 tháng.
  • Gây ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng, mất nước.
  • Gây ảnh hưởng giấc ngủ.
  • Gây căng thẳng, lo lắng cho trẻ và người giữ trẻ.
  • Trẻ có triệu chứng khác gợi ý bệnh nguyên nhân, hoặc trẻ đau đớn quấy khóc khi nấc.

Biện pháp vật lý giúp giảm nấc cụt

  • Giữ hơi thở vài giây hoặc lâu hơn, hay nghiệm pháp Valsalva maneuver 10-15 giây, cho trẻ lớn và người lớn có thể thực hiện được (Cách làm: bạn hít hơi thật sâu ngậm miệng, dùng ngón cái và trỏ bịt mũi của bạn lại, rồi ép hơi thở ra thật mạnh, nhưng không cho hơi ra)
  • Kích thích vùng hầu họng: uống nước lạnh, ngậm đường hoặc kẹo, súc miệng
  • Kéo đầu gối lên phía ngực và chồm lên phía trước (thế con ếch)
  • Đối với trẻ nhỏ: ngậm núm vú, bú mẹ, uống nước hoặc ẳm vác trẻ lên vai ở tư thế ợ sữa

BS. Huyền Tôn Nữ Thụy My - Phòng khám CarePlus Quận 7

---

Để bảo vệ sức khỏe cả nhà xuyên suốt mùa dịch, đăng kí KHÁM TỪ XA NHI KHOA tại đây

Bài viết gần đây/mới

LÝ GIẢI LÝ DO PHỤ NỮ DỄ MẮC BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP
Tuyến giáp – bộ phận “nhỏ bé” nhưng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì hoạt động chuyên hóa và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các bệnh lý tuyến giáp lại có xu hướng “ưa chuộng” phụ nữ hơn nam giới. Tại sao lại như vậy? Bài viết này sẽ giúp bạn lý giải rõ ràng và nhắc nhở rằng, mặc dù tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn, nhưng nam giới vẫn không nên chủ quan.

CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TOÀN DIỆN – ĐẦU TƯ NHỎ, LỢI ÍCH LỚN!
Chăm sóc sức khỏe răng miệng là bước đầu cho việc gìn giữ sức khỏe tổng thể và đảm bảo chất lượng cuộc sống. Tham khảo ngay các dịch vụ chăm sóc - điều trị và thẩm mỹ nha khoa tại CarePlus.

”YÊU” KHÔNG AN TOÀN - KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM?
Quan hệ tình dục không an toàn nghĩa là quan hệ bằng đường sinh dục, hậu môn hoặc đường miệng mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ. Việc xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục đúng thời điểm rất quan trọng. Vì sẽ tránh nhận kết quả âm tính giả, tránh nguy cơ làm bỏ sót bệnh dẫn đến xuất hiện biến chứng do không điều trị kịp thời và làm lây lan bệnh.

By ThS. BS CKI. Nguyễn Thị Thuỳ Liên

CHẤT GÂY RỐI LOẠN NỘI TIẾT – "THỦ PHẠM" THẦM LẶNG CỦA DẬY THÌ SỚM
Dậy thì sớm ở trẻ em đang là vấn đề đáng quan tâm trên toàn thế giới hiện nay. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận sự giảm tuổi dậy thì, cụ thể là tuổi bắt đầu phát triển ngực (Thelarche) và tuổi bắt đầu có kinh nguyệt (Menarche), trong suốt thế kỷ qua, với ước tính giảm khoảng từ 2-3 tháng trong mỗi thập kỷ.

By BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}