ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Phòng ngừa ung thư tuyến giáp - nữ giới có nguy cơ mắc bệnh gấp 4 lần so với nam giới

Ung thư Tuyến giáp là căn bệnh mà nữ giới có nguy cơ mắc bệnh gấp 2-4 lần so với nam giới và được xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam. Tuy nhiên Ung thư Tuyến giáp có tỉ lệ chữa khỏi cao nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm.

Phòng ngừa ung thư tuyến giáp - nữ giới có nguy cơ mắc bệnh gấp 4 lần so với nam giới

17/09/2020 5:04:08 CH

Ung thư Tuyến giáp là căn bệnh mà nữ giới có nguy cơ mắc bệnh gấp 2-4 lần so với nam giới và được xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam. Tuy nhiên Ung thư Tuyến giáp có tỉ lệ chữa khỏi cao nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. 

Hãy cùng tìm hiểu các cách phòng ngừa Ung thư Tuyến giáp và hành động cho gia đình và người thân yêu trong Tháng 9 - Tháng nhận thức về ung thư. 

1. Ung thư tuyến giáp là gì?

Ung thư tuyến giáp là một loại ung thư bắt đầu từ tuyến giáp. Nó xảy ra khi các tế bào trong tuyến giáp phát triển ngoài tầm kiểm soát và lấn át các tế bào bình thường. 

2. Nguyên nhân gây bệnh 

Các nhà khoa học đã tìm thấy một số nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp:

Các yếu tố không thể thay đổi

Giới tính và tuổi tác

Bệnh nhân mắc căn bệnh này chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 30-50 tuổi. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 - 4 lần so với nam giới. 

Lịch sử gia đình

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: có khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh chị em,...) đã từng mắc bệnh. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra được gen nào dẫn tới sự di truyền này.

Các yếu tố có thể thay đổi

Bức xạ

Tiếp xúc với bức xạ là một yếu tố nguy cơ đã được chứng minh. Các nguồn bức xạ bao gồm một số phương pháp điều trị y tế và bụi phóng xạ do tai nạn nhà máy điện hoặc vũ khí hạt nhân. Tiếp xúc với bức xạ đối với người trưởng thành có ít nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp hơn.

Thừa cân hoặc béo phì

Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp cao. Nguy cơ dường như tăng lên khi chỉ số khối cơ thể (BMI) tăng. 

Lượng Iốt quá mức trong chế độ ăn uống

Ung thư tuyến giáp thể nang phổ biến hơn ở các khu vực nơi chế độ ăn của người dân ít iốt. Mặt khác, chế độ ăn nhiều i-ốt có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp thể nhú.

3. Triệu chứng và Chẩn đoán Ung thư tuyến giáp

Những triệu chứng của ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm, bệnh thường không gây ra triệu chứng. Bạn có thể phát hiện ra bệnh khi đi khám định kỳ. Ngoài ra, các dấu hiệu và triệu chứng khác của ung thư tuyến giáp bao gồm: 

  • Khàn tiếng

  • Nuốt vướng khi u chèn ép vào thực quản

  • Khó thở khi u xâm lấn vào khí quản

  • Ở giai đoạn muộn hơn, bạn có thể sờ thấy hạch cổ hoặc các triệu chứng của di căn xa như đau xương trong di căn xương...

Những triệu chứng trên có thể là biểu hiện của nhiều bệnh khác mà không phải là ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên khi có những triệu chứng này, bạn nên đi khám tại các cơ sở chuyên khoa. Xét nghiệm nào chẩn đoán ung thư tuyến giáp. Bác sĩ có thể chỉ định nhiều loại xét nghiệm khác nhau giúp chẩn đoán bệnh, bao gồm: 

  • Chẩn đoán hình ảnh trong đó siêu âm hay được sử dụng nhất. 

  • Chọc hút tế bào kim nhỏ. Đây là phương pháp rất có giá trị để chẩn đoán khối u lành tình hay ác tính.

Nếu có bất kì biểu hiện nào bất thường, bạn nên đến gặp và xin ý kiến bác sĩ. Tốt hơn hết, hãy chủ động đi khám, tầm soát phát hiện sớm bệnh ung thư tuyến giáp để có thể đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. 

CarePlus cung cấp gói tầm soát ung thư tổng quát, giúp bạn phát hiện các yếu tố ung thư ở giai đoạn mới và có hướng điều trị kịp thời: https://careplusvn.com/vi/tam-soat-ung-thu

-----

Nguồn: Bộ Y Tế và American Cancer Society 

Bài viết gần đây/mới

NHỮNG CON SỐ “BÁO ĐỘNG” VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP NƠI LÀM VIỆC 2024
Sức khỏe cơ xương khớp luôn là một trong những vấn đề được quan tâm tại môi trường làm việc. Báo cáo chỉ ra có đến 47% người lao động xác nhận giảm năng suất làm việc do đau cơ, nhức khớp. Tìm hiểu cách phòng ngừa và cải thiện trong bài viết dưới đây!

BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM - Cần phát hiện và điều trị sớm!
Việc điều trị hen suyễn tối ưu ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần suất các cơn hen xảy ra và tuân thủ dùng thuốc. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc có thể kiểm soát các triệu chứng, cho phép trẻ tham gia đầy đủ vào mọi hoạt động, bao gồm cả thể thao.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

TĂNG HUYẾT ÁP ẨN GIẤU VÀ NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT
Tăng huyết áp ẩn giấu (THA ÂG) là tình trạng huyết áp của bệnh nhân bình thường dưới ngưỡng 140/90mmHg khi đo tại cơ sở y tế, nhưng khi đo ngoài cơ sở y tế (tại nhà hoặc đo huyết áp lưu động trong 24 giờ) thì chỉ có số trung bình trên 135/85 mmHg. Điều đáng lo ngại là THA ẩn giấu chưa được quan tâm đúng mức mặc dù đây vẫn là một tình trạng nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như SUY THẬN, MẤT THỊ LỰC, SUY TIM, TĂNG NGUY CƠ ĐỘT QUỴ.

HIỂU ĐÚNG - TEST CHUẨN CÙNG “XÉT NGHIỆM BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC (STDs) LẤY MẪU TẠI NHÀ”
Với nhiều người, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục vẫn là một vấn đề “tế nhị” và mang lại nỗi mặc cảm lớn. Đôi khi việc gặp bác sĩ điều trị và trao đổi trực tiếp không quá đáng sợ với người bệnh bằng những thủ tục mà họ phải trải qua trước đó, từ đăng ký khám, thông báo triệu chứng với nhân viên sàng lọc đến việc phải chờ đợi trước khi được gọi tên vào phòng khám bệnh. Tất cả những lo ngại mang tính tinh thần này “dường như” sẽ được giải quyết bằng hình thức xét nghiệm tại nhà.

By Ths. Bs. Nguyễn Đoan Quỳnh

VÌ SAO NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG DỄ BỊ SÂU RĂNG VÀ VIÊM NƯỚU?
Theo số liệu thống kê, bệnh răng miệng giữ vị trí cao nhất trong số các bệnh phổ biến ở nhân viên doanh nghiệp đến khám sức khỏe định kỳ tại CarePlus trong quý 1 - 2 - 3/2024, nổi bật với vấn đề sâu răng và viêm nướu.

By BS. Phan Hữu Quang

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}