ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Người chơi thể thao và tập luyện thường xuyên có nguy cơ đột tử trong khi tập luyện hay không?

Chuyện đột ngột ngừng tim gây đột tử (sudden cardiac arrest/sudden cardiac death) hay đột quỵ (stroke) là điều người Việt hay bị nhầm lẫn.

Người chơi thể thao và tập luyện thường xuyên có nguy cơ đột tử trong khi tập luyện hay không?

Đột quỵ khác đột tử do tim ở chỗ, tỉ lệ tử vong chỉ khoảng 15-20%, nhưng quan trọng là các biến chứng thần kinh như liệt nửa người gây hậu quả tàn phế lâu dài. Còn đột tử do tim có tỉ lệ tử vong rất cao, ngay cả các nước có hệ thống cấp cứu hàng đầu như Mỹ, Đức thì tỉ lệ tử vong của bệnh nhân ngưng tim ngoài bệnh viện có thể tới 90%.

Tập thể dục và chơi thể thao giúp nâng cao sức khỏe, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như giúp giảm tốc độ diễn tiến các biến chứng tim mạch.

Tuy nhiên một điều quan trọng không được quên chính là BIẾT LƯỢNG SỨC MÌNH. Vận động quá sức chịu đựng của hệ tim mạch cũng có thể gây hại không thua gì việc lười không vận động cả. Nhất là nếu bạn không biết về TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE TIM MẠCH của mình, chưa từng đi kiểm tra tầm soát tim mạch.

Bạn cũng cần hiểu đúng về nguy cơ ngưng tim đột tử khi tập luyện thể dục thể thao.

1. Tỉ lệ ngưng tim khi tập thể thao ở người 35 - 65 tuổi tại Mỹ, Đức, Anh hàng năm vào khoảng 2-4 ca trên 100.000 dân. Thống kê này đã loại trừ các trường hợp vận động viên thể thao chuyên nghiệp.

2. Nguyên nhân hầu hết là do đã có sẵn bệnh tim mạch, bao gồm bệnh hẹp động mạch vành (chiếm trên 80%) các trường hợp, bệnh cơ tim phì đại, giãn nở, bệnh lý van tim nặng, viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim.

Tuy nhiên những người này hoặc không biết mình có bệnh, hoặc đã biết nhưng chủ quan bỏ qua không quan tâm đúng mức.

3. Nghiên cứu thống kê cho thấy khoảng 1/3 các trường hợp ngưng tim (được cứu sống) nhớ lại rằng mình đã có triệu chứng điển hình của bệnh tim mạch trong vòng 1 tuần trước đó.

Các triệu chứng bao gồm đau hay đè nặng giữa ngực, cảm giác hụt hơi ngộp thở bất thường khi gắng sức mà trước đây không có, cơn choáng váng ngất xỉu kèm theo hồi hộp đánh trống ngực.

Ngoài ra, hơn phân nửa các trường hợp ngưng tim đã có các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, tuy nhiên không được kiểm soát tốt.

4. Một điều rất quan trọng cần lưu ý: mức độ vận động thể lực hàng ngày có liên quan đến nguy cơ ngưng tim khi chơi thể thao. Những người thường ngày ít tập thể dục và hoạt động thể chất (trung bình tập luyện dưới 1 lần/tuần) mà đột ngột chuyển sang gắng sức quá mức có tỉ lệ ngưng tim tăng cao gấp 56 lần.

Tập luyện thể dục thể thao ở mức độ không phù hợp với tình trạng sức khỏe tim mạch của mình chính là yếu tố thúc đẩy tăng nguy cơ đột tử.

Bác sĩ tim mạch sẽ tư vấn cụ thể cho bạn về mức độ vận động thể lực phù hợp và an toàn với tình trạng của bạn.

5. Thể dục thể thao quá sức cũng liên quan đến nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp (không tử vong). Thống kê cho thấy nguy cơ xảy ra nhồi máu cơ tim cấp khi gắng sức quá mức là khoảng 4%, trong đó, lại một lần nữa ghi nhận tỉ lệ nhồi máu cơ tim ở người ít vận động cao gấp 50 lần so với người tập thể dục 5-7 ngày trong tuần.  

Tóm lại, người có dự định tập luyện thể dục thể thao nên chủ động tầm soát bệnh tim mạch trước để biết rõ về tình trạng sức khỏe tim mạch của mình, đồng thời được tư vấn về mức độ vận động phù hợp cho bản thân.

Nếu bạn muốn an tâm khi tập luyện thể dục thể thao, hãy thực hiện hướng dẫn của bác sĩ tim mạch, bạn nhé!

Bài viết liên quan

Rối loạn nhịp tim – Nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, gây cảm giác hồi hộp, đau tức ngực, khó thở và là nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử hiện nay.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Stress có phải là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch?
Stress đã trở thành một phần của đời sống hiện đại, và hầu như ai cũng ít nhiều đối diện với stress trong cuộc sống. Một thắc mắc thường gặp là liệu stress có gây ra bệnh tim mạch hay không?

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Siêu âm tim: Vai trò, phân loại và lưu ý
Siêu âm tim là xét nghiệm cần thiết khi kiểm tra sức khỏe tổng quát, tầm soát các bệnh tim mạch hoặc tầm soát các biến chứng tim mạch của các bệnh lý khác như đái tháo đường, bệnh thận mạn,… Vậy xét nghiệm này có vai trò gì? Hãy cùng khám phá những điều cần biết về siêu âm tim trong bài viết dưới đây.

Trans Fat: Chất béo có hại nhất cho sức khỏe tim mạch
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới: Chất béo trans là chất béo có hại nhất cho sức khỏe. Chế độ ăn nhiều chất béo này đã được phát hiện làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên đến 30%.

Bài viết gần đây/mới

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHĂM SÓC SỨC KHÓE NGUỒN NHÂN LỰC TỪ HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CAREPLUS
Nhờ chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, sự hài lòng trong công việc và hiệu suất của đội ngũ nhân viên sẽ được tối ưu. Qua đó, doanh nghiệp có thể gìn giữ nhân tài, thu hút ứng viên mới và duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}