ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Bảo vệ tuổi teen khỏi mụn trứng cá

Trứng cá có lẽ là bệnh da phổ biến nhất. 90% trẻ ở tuổi vị thành niên có mụn trứng cá, đa phần tình trạng này sẽ giảm dần và hết sau khi bước vào tuổi trưởng thành. Tuy vậy, ở giai đoạn trứng cá mới xuất hiện và bắt đầu nặng thêm, nó gây không ít phiền toái cho các bạn trẻ. Cá biệt, có những trường hợp trứng cá gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự tự tin và tâm lý của trẻ.

Bảo vệ tuổi teen khỏi mụn trứng cá
1. Nguyên nhân gây mun trứng cá ở tuổi dậy thì?
Có nhiều yếu tố góp phần vào sự hình thành mụn trứng cá, nhưng yếu tố đầu tiên nhất có lẽ là sự gia tăng nồng độ hormone androgen vào tuổi tiền dậy thì. Trong giai đoạn này (khoảng 8-9 tuổi), cơ thể của trẻ sẽ có những sự thay đổi lớn, âm thầm từ bên trong nhằm chuẩn bị cho những thay đổi đặc trưng về mặt giới tính ở bên ngoài. Một trong số đó là sự gia tăng nồng độ của các hormone liên quan giới tính.
Vốn được biết tới là hormone sinh dục đặc trưng cho sự hình thành các đặc điểm nam tính, androgen từ tuyến thượng thận tiết ra sẽ tăng ở cả trẻ nam và nữ trong độ tuổi tiền dậy thì. Hormone này tác động lên hệ da, làm tăng sản xuất tế bào tiết bã nhờn, tăng kích thước tuyến bã, kích thích các tuyến tăng tiết nhờn.
Da mặt và da đầu là nơi tập trung nhiều nang lông - tuyến bã nhất cơ thể (khoảng 400 – 800 tuyến/cm² ở đầu mặt so với 50 tuyến/cm² ở tay, chân) nên đây cũng chính là nơi xuất hiện mụn trứng cá nhiều nhất trên cơ thể. Ngoài mặt, mụn ở tuổi dậy thì còn có thể xuất hiện ở ngực và lưng.
Sự tích tụ bã nhờn, mặt khác còn làm tăng kết dính tế bào chết trong nang lông, tạo điều kiện cho sự gia tăng nồng độ của vi khuẩn P.acnes tại đây. Khi chưa có hiện tượng viêm, sự tích tụ này tại lỗ nang lông tạo nên mụn đầu trắng và đầu đen. Khi sự tích tụ này vượt sức chịu đựng, thành nang lông có thể vỡ ra, giải phóng các chất trên ra mô xung quanh và kích thích các phản ứng viêm dưới da. Đến lúc này, ta có thể quan sát được trứng cá trở nên sưng và đỏ, đôi khi chứa dịch mủ. Những nốt trứng cá nếu sưng đỏ nhiều và phát triển sâu xuống mô bên dưới sẽ có thể tạo những nang viêm, đau và có nguy cơ để lại sẹo.
Tóm lại, những yếu tố chính hình thành mụn trứng cá ở tuổi dậy thì là:
- Sự tăng tiết dầu thừa tại nang lông
- Sự tích tụ tế bào chết trong nang lông
- Sự gia tăng vi khuẩn P.acnes trong nang lông
- Dầu thừa, tế bào chết và vi khuẩn tích tụ quá mức làm vỡ thành nang lông kích thích phản ứng viêm tại chỗ
2. Có những dạng mụn trứng cá nào?
- Mụn đầu trắng – trắng, tròn không sưng đỏ, hình thành do sự tích tụ của bã nhờn và tế bào chết trong nang lông.
- Mụn đầu đen – là những chấm tròn, đen, hình thành do sự tích tụ bã nhờn và tế bào chết trong nang lông. Những chất tích tụ này mở ra bề mặt da, lâu ngày bị oxy hóa nên có màu đen.
- Sẩn viêm, mụn mủ - là những sang thương đỏ, sưng nhẹ, hình thành do sự bít tắc nang lông và vỡ thành nang lông ở gần bề mặt da
- Nang sâu - sang thương đỏ, chứa đầy mủ, hình thành do sự bít tắc nang lông và vỡ thành nang lông ở những lớp da sâu.
3. Trứng cá ở trẻ vị thành niên được điều trị như thế nào?
Đa số các trường hợp trứng cá ở tuổi dậy thì là nhẹ và chỉ cần bôi thuốc trị mụn là đủ. Những thuốc bôi này chủ yếu làm giảm viêm và ngăn ngừa mụn mới hình thành. Hiệu quả của thuốc không đến ngay lập tức mà phải sau 2-3 tháng điều trị liên tục. Sau 3 tháng, nếu mụn trứng cá không cải thiện, trẻ có thể sẽ cần được kê thêm thuốc uống.
Những trường hợp nặng hơn, nhiều sang thương mụn mủ, mụn viêm, nang sâu có nguy cơ để lại sẹo thường sẽ được điều trị ngay từ đầu bằng thuốc uống kết hợp thuốc bôi. Đây là những thuốc cần được kê đơn và nên được thăm khám, theo dõi điều trị bởi bác sĩ.
4. Một số lưu ý trong việc chăm sóc da mụn trứng cá ở tuổi dậy thì:
✅ Rửa mặt 2 lần/ngày để hạn chế tích tụ dầu thừa. Chọn loại sữa rửa mặt dịu nhẹ. Không dùng những sữa rửa mặt có chứa “hạt tẩy tế bào chết” hoặc dùng các dụng cụ, khăn rửa có bề mặt thô ráp để tẩy tế bào chết, vì những thứ này gây tổn thương da và có thể làm tình trạng viêm nặng hơn.
✅ Ở một số trẻ, tuốc bôi trị mụn có thể gây kích ứng với các hiện tượng: khô da, đỏ da, da bong tróc. Nếu những hiện tượng này xảy ra sau khi bôi thuốc, trẻ có thể bôi thêm một lớp kem dưỡng ẩm mỏng sau khi bôi thuốc trị mụn mủ.
✅ Hạn chế nặn, bóp, gỡ mụn. Những động tác này, đặc biệt nếu với một bàn tay bẩn, sẽ làm nặng thêm tình trạng mụn đang có và tăng nguy cơ để lại sẹo.
🩺 Giờ đây, ba mẹ có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ thăm khám từ xa của CarePlus để vẫn chăm sóc sức khỏe dậy thì cho con và đảm bảo an toàn trong tình hình dịch bệnh phức tạp. 👉 Xem thêm thông tin chi tiết dịch vụ khám từ xa tại đây https://careplusvn.com/vi/kham-tu-van-tu-xa
---
📣📣📣 CarePlus được HCDC và Sở Y tế công bố là một trong số các Phòng khám tin cậy được thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19 cho người dân có nhu cầu ra khỏi TP. HCM. Xem thông tin chi tiết tại 👉 https://www.facebook.com/careplusclinicvn/posts/4069526009821427

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

Các sản phẩm liên quan

Khám Tư Vấn Da Liễu Từ Xa
Khám tư vấn các bệnh Da liễu như viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da tiết bã (viêm da dầu), mày đay mạn tính, viêm da tiếp xúc, trứng cá, một số bệnh lý da do nhiễm trùng.. ₫300.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}