ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Các bệnh tim bẩm sinh thai nhi có chữa được không?

Bệnh tim bẩm sinh là những dị tật về tim được hình thành từ lúc bé còn trong bụng mẹ và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.

Các bệnh tim bẩm sinh thai nhi có chữa được không?

11/12/2019 4:16:43 CH

Theo nhiều chuyên gia, bệnh tim bẩm sinh có tỉ lệ 8 ca mắc trong 1.000 ca sinh. Trong đó có khoảng 2 ca bệnh tim cần được can thiệp trong tháng đầu tiên sau sinh và 1 ca cần được can thiệp ngay trong tuần đầu tiên tùy theo mức độ của bệnh. Vậy các bệnh tim bẩm sinh thai nhi có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

1. Bệnh tim bẩm sinh thai nhi là gì?

Bệnh tim bẩm sinh là những dị tật về tim được hình thành từ lúc bé còn trong bụng mẹ (trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ) và thường tồn tại cả sau khi trẻ được sinh ra. Các dị tật này xuất hiện do các yếu tố gây rối loạn quá trình hình thành của quả tim và mạch máu. Một số yếu tố gây rối loạn phổ biến gây ra tình trạng này gồm:

  • Sản phụ bị nhiễm virus trong những tuần đầu khi mang thai.
  • Sản phụ tự ý dùng thuốc mà không theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sản phụ uống rượu, hút thuốc lá, tiếp xúc với các hóa chất độc hại (thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.)… 
  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
  • Một số đột biến về gen hoặc nhiễm sắc thể đặc biệt ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong đó có tim.

Tim bẩm sinh thai nhi

Trẻ sơ sinh bị bệnh tim cần có sự chăm sóc đặc biệt ngay khi vừa mới chào đời

STT Bệnh Triệu chứng thường gặp ở trẻ
1 Hẹp eo động mạch chủ

- Chóng mặt.

- Khó thở.

- Đau ngực.

- Lạnh chân.

- Chảy máu mũi.

- Nếu động mạch quá hẹp, máu sẽ chuyển hướng sang các động mạch nhỏ hơn kế bên và làm các mạch này lớn lên.
2 Hẹp van động mạch phổi

- Da trở nên xanh hoặc xám.

- Thở nhanh hoặc khó thở.

- Thường xuyên mệt nhọc.

- Biếng ăn.

- Đổ mồ hôi lạnh.
3 Còn ống động mạch

- Trẻ không muốn bú, dẫn đến chậm phát triển.

- Đổ mồ hôi khi đang khóc hoặc bú.

- Thường xuyên thở nhanh hoặc khó thở.

- Dễ mệt mỏi.

- Nhịp tim nhanh.
4 Tứ chứng Fallot

- Da bị xanh tím.

- Khó thở.

- Ngất hoặc co giật.

- Yếu cơ.

- Dễ kích động bất thường.
5 Thông liên nhĩ

- Khó thở.

- Dễ mệt, đặc biệt là sau khi vận động.

- Sưng bàn chân.

- Rối loạn nhịp tim.
6 Thông liên thất

- Mệt mỏi, khó thở (đặc biệt khi bé vận động).

- Da trở nên xanh xao vì máu đi đến da chứa ít oxy hơn.

- Nhịp tim bất thường.

- Khó tăng cân.

 

3. Siêu âm tim bẩm sinh: Phát hiện các dị tật về tim của bé ngay từ sớm

Mọi sản phụ đều nên thực hiện siêu âm tim theo chỉ định của bác sĩ sản khoa. Theo đó, siêu âm tim thai nhi thường cho kết quả chính xác vào tuần thứ 17, 18 hoặc trễ hơn của thai kỳ. Tuy nhiên ngày nay, với một số thiết bị siêu âm hiện đại, việc siêu âm tim có thể thực hiện sớm hơn, khoảng vào tuần thứ 12 của thai kỳ.

Các thống kê cho thấy, có đến 90% các vấn đề tim bẩm sinh có thể được phát hiện thông qua siêu âm tim thai nhi. Tùy theo tình trạng mà bác sỹ sẽ tư vấn giải pháp can thiệp tốt nhất, nhờ đó giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh.

Mặc dù một số bệnh tim không thể khắc phục hoàn toàn, kết quả siêu âm cũng sẽ giúp ba mẹ ổn định cảm xúc cũng như chuẩn bị trước tài chính và cách chăm sóc trẻ bị tim bẩm sinh tốt hơn.

Tim bẩm sinh thai nhi

Siêu âm giúp phát hiện các hầu hết các vấn đề tim bẩm sinh thai nhi

4. Nên siêu âm tim thai nhi ở đâu tại TP. HCM?

CarePlus là địa chỉ mà bạn không nên bỏ qua khi có nhu cầu siêu âm tim bẩm sinh thai nhi.

Được điều hành bởi Công ty TNHH CityClinic Việt Nam và 100% vốn nước ngoài, Hệ thống Phòng khám quốc tế CarePlus dần trở thành địa chỉ uy tín, được nhiều lựa chọn để chăm sóc sức khỏe. Trong đó, Khoa sản phụ của CarePlus sở hữu những ưu thế nổi bật như cây dựng môi trường thăm khám thân thiện và Cơ sở y tế khang trang với hàng loạt Trang bị hiện đại như máy soi cổ tử cung, siêu âm 4D, chụp nhũ ảnh kỹ thuật số, máy đo loãng xương, máy theo dõi tim thai, phòng xét nghiệm tại chỗ cho kết quả nhanh chóng và chính xác...

Đặc biệt với lĩnh vực siêu âm tim thai nhi có sự tư vấn và trực tiếp thăm khám của những bác sỹ hàng đầu như:

Bác sĩ Kinh nghiệm Thế mạnh
BS. CK1. Đỗ Thị Cẩm Giang
  • 13 năm kinh nghiệm làm việc tại chuyên Khoa Nhi Nhi và Tim mạch Nhi (Bệnh viện Nhi đồng và Viện Tim TP. HCM). 
  • Chứng chỉ thực hành siêu âm Tim Nhi tại Viện Amrita (Kerela - Ấn Độ).
  • Chứng chỉ đào tạo nhi khoa quốc tế bậc sau đại học (Đại học Sydney - Úc).
  • Học viên CKII Nhi - Tim mạch (ĐH Y Dược TP. HCM).
  • Chứng chỉ siêu âm Tim Nhi, Chứng chỉ siêu âm Tim Thai (Viện Tim TP. HCM).
Tim mạch Nhi - Tim thai. 
BS. Trịnh Phương Kiều
  • Hơn 8 năm kinh nghiệm là bác sỹ điều trị tại chuyên khoa Tim mạch BV Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 TP. HCM; 
  • Chứng chỉ đào tạo liên tục khóa siêu âm tim của trường ĐH Y dược và Viện tim TP. HCM.
Chuyên khám tư vấn và điều trị các bệnh lý tim mạch nhi khoa.

 

Tim bẩm sinh thai nhi

Dịch vụ sản khoa của CarePlus giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ theo hướng dẫn của Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ bằng các thiết bị hiện đại

Một số bệnh tim bẩm sinh thai nhi có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện từ sớm. Vì thế, sản phụ nên thực hiện xét nghiệm tầm soát tim thai khi nhận được chỉ định của bác sỹ.

Để biết thêm chi tiết về các dịch vụ thuộc sản phụ khoa hoặc đặt hẹn, khách hàng vui lòng liên hệ với CarePlus thông qua:

Ngoài ra, để giúp Quý khách hàng an tâm chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19, CarePlus triển khai Chương trình KHÁM TƯ VẤN TỪ XA với đội ngũ bác sĩ ở các chuyên khoa (Tim mạch, Nhi khoa, Sản Phụ khoa, Tai Mũi Họng, Da liễu,...). Đăng ký TẠI ĐÂY 

 

Bài viết liên quan

Tiêm phòng trước khi mang thai gồm các loại vắc xin nào? Ở đâu tốt?
Tiêm phòng trước khi mang thai rất cần thiết, nhằm giúp mẹ bầu phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm như quai bị, thủy đậu, viêm gan B… và đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, hiện nay nhiều chị em vẫn còn chủ quan, chưa chủng ngừa đầy đủ các mũi tiêm trước khi mang thai, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết

Bà bầu cần tiêm phòng mấy mũi vắc xin trước khi sinh?
Tiêm phòng vắc xin khi mang thai là cách tốt nhất để giảm thiểu những rủi ro cho mẹ và bé trong 9 tháng thai kỳ. Vậy bà bầu cần tiêm phòng mấy mũi và nên tiêm những loại vắc xin nào? Những loại vắc xin sau đây được cho là an toàn với phụ nữ mang thai và thai nhi.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết

Lịch Tiêm Chủng Vaccine Cho Phụ Nữ Trước & Trong Khi Mang Thai
Tiêm ngừa trước khi mang rất cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và sự phát triển toàn diện của bé. Tùy vào sức khỏe, số lượng vaccine đã tiêm trước đây mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại vaccine cần phải chủng ngừa. Vậy trước khi mang thai cần tiêm phòng gì?

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết

Có bầu ăn ốc được không?
Nhiều mẹ bầu trót lỡ thèm "ốc" trong thời kỳ mang thai nhưng lại không dám ăn vì sợ không tốt cho sức khỏe thai kỳ. Thậm chí nhiều người còn cho rằng ăn ốc khi mang thai con sinh ra sẽ bị bệnh chãy nước dãi, bị chậm nói. Vậy, thực hư chuyện này ra sao?!

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết

Vì sao mẹ nên siêu âm tim bẩm sinh trong thai kỳ?
Siêu âm tim bẩm sinh giúp phát hiện các dị tật tim thai nhi (nếu có). Do đó, tất cả các sản phụ nên thực hiện xét nghiệm này theo chỉ định của bác sỹ.

Bài viết gần đây/mới

GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHĂM SÓC SỨC KHÓE NGUỒN NHÂN LỰC TỪ HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CAREPLUS
Nhờ chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, sự hài lòng trong công việc và hiệu suất của đội ngũ nhân viên sẽ được tối ưu. Qua đó, doanh nghiệp có thể gìn giữ nhân tài, thu hút ứng viên mới và duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai.

TÌM HIỂU 4 LOẠI XÉT NGHIỆM UNG THƯ CỔ TỬ CUNG PHỔ BIẾN HIỆN NAY
Ung thư cổ tử cung là bệnh tiến triển chậm và thầm lặng, không có triệu chứng hoặc có triệu chứng khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Do đó, việc tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên đóng vai trò rất quan trọng. Dựa vào độ tuổi và tiền sử bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn tần suất và phương pháp xét nghiệm phù hợp.

By BS. Giang Trịnh Tú Vân

TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN VÀ NHỮNG BIẾN CHỨNG CẦN LƯU Ý
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến tại Việt Nam. Nhưng phần lớn người bệnh chỉ đi khám khi đã chịu đựng hoặc tự dùng thuốc trong một thời gian dài khiến bệnh dễ tái phát và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

By Ths. BS.CK2 Đinh Thị Ngọc Minh

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}