ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Không bỏ quên "sốt xuất huyết" giữa dịch Covid-19

Song song với chống dịch COVID-19, ba mẹ cũng cần phải chú ý phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác cho trẻ, nhất là bệnh sốt xuất huyết vì các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với Covid-19.

Không bỏ quên "sốt xuất huyết" giữa dịch Covid-19

29/03/2022 10:57:08 SA

1. Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết

Triệu chứng thông thường của bệnh sốt xuất huyết là sốt cao, đau đầu, đau hốc mắt, nhức cơ khớp, nôn ói, phát ban…kéo dài từ 2-7 ngày.

Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện những biểu hiện nặng nguy hiểm đến tính mạng như đau bụng dữ dội, ói liên tục, thở mệt, chảy máu nướu, ói máu, tiêu máu, chảy máu cam, bầm da, co giật, lòng bàn tay, chân ẩm lạnh, ra máu kinh giữa các chu kì kinh nguyệt,…Những biểu hiện này thường xuất hiện vào ngày 4-6 của bệnh và cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay khi xuất hiện các triệu chứng này vì nếu không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.

Ngoài ra, trong bối cảnh dịch COVID-19, không loại trừ khả năng cùng lúc trẻ có thể mắc cả 2 loại virus. Vì vậy, trong trường hợp trẻ có biểu hiện sốt cao, mọi người cần thực hiện test nhanh Covid trước. Nếu kết quả âm tính thì đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị.

2. Điều trị sốt xuất huyết

Trừ số ít trường hợp cần nhập viện, còn lại đa số có thể theo dõi tại nhà và tái khám, thử máu định kì. Trường hợp điều trị tại nhà, ba mẹ cần tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ để biêt khi nào cần đưa trẻ đi khám lại liền.

Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu dành cho bệnh sốt xuất huyết, phương pháp chủ yếu sử dụng là điều trị triệu chứng.

Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sốt xuất huyết

- KHÔNG được sử dụng aspirin, ibuprofen để điều trị sốt xuất huyết do thuốc làm trầm trọng thêm tình trạng chảy máu, tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày, đe dọa đến tính mạng. Do đó khi sốt từ 2-3 ngày trở đi bạn cần đi khám để có chẩn đoán và can thiệp phù hợp, phòng tránh nguy cơ trên.

Lựa chọn tốt nhất để điều trị các triệu chứng sốt, đau ở trẻ là paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10-15 mg/kg/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ, tổng liều không vượt quá 60 mg/kg/24h.

Nên cho bé uống nhiều nước và mặc đồ thoáng mát để thuốc hạ sốt được phát huy tối đa.

- KHÔNG tự ý mua thuốc kháng sinh vì sốt xuất huyết là bệnh do vi rút Dengue gây ra nên dùng kháng sinh không có ý nghĩa và không hiệu quả

3. Phòng bệnh sốt xuất huyết

CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ PHÒNG BỆNH LÀ KHÔNG ĐỂ BỊ MUỖI CHÍCH (đặc biệt là vào ban ngày):

  • Mặc quần áo mỏng, thoáng mát, màu sắc trung tính
  • Thoa kem chống muỗi 
  • Hạn chế nơi sinh sản của muỗi bằng cách vệ sinh các vật dụng chứa nước hàng tuần
  • Sử dụng quạt, điều hòa và mắc màn chống muỗi khi ngủ

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}