ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Theo thống kê có tới 70% người Việt nhiễm vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng đặc biệt là ung thư dạ dày.

Nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

17/05/2022 10:42:00 SA

Vi khuẩn HP phải tiết ra một loại enzyme có tên Urease để trung hòa với độ acid trong dạ dày để có thể tồn tại.
 
Vi khuẩn HP xâm chiếm dạ dày và gây viêm dạ dày mãn tính, viêm dạ dày kéo dài. Hầu hết các cá nhân bị nhiễm H. pylori không bao giờ gặp các triệu chứng lâm sàng, mặc dù bị viêm dạ dày mãn tính. Trong số những người bị H. pylori xâm chiếm cuối cùng phát triển thành loét dạ dày và tá tràng và đau dạ dày. Nhiễm H. pylori cũng liên quan đến nguy cơ ung thư dạ dày 1-2% và nguy cơ mắc ung thư hạch MALT dạ dày dưới 1%.
 
Virus HP có nguy hiểm không?
Theo thống kế, trên thế giới hiện nay có khoảng 50% dân số nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: độ tuổi, thói quen sinh hoạt, chất lượng sống, khu vực địa lý.
Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn HP cao do thói quen ăn hôn môi trẻ hay mớm thức ăn cho trẻ. Mặc dù tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao nhưng biểu hiện bệnh lại không rõ ràng, không gây biến chứng nào trên đường tiêu hóa nên thường khó nhận biết.
 
Những biến chứng nguy hiểm khi nhiễm vi khuẩn HP:
Vi khuẩn HP gây ra rất nhiều bệnh lý như viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày. Những biến chứng dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp cho câu hỏi vi khuẩn HP có nguy hiểm không:
- 90 - 95% người bệnh bị loét tá tràng nhiễm vi khuẩn HP
- Trên 70% người bệnh loét dạ dày nhiễm vi khuẩn HP
- Trên 50% người bị chứng khó tiêu không loét nhiễm vi khuẩn HP
- Khoảng 90% các ca ung thư dạ dày đều liên quan đến vi khuẩn HP.
 
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Tuy nhiên ngoài vi khuẩn Hp còn có 1 số yếu tố nữa như nguồn gen người nhiễm, yếu tố môi trường, tương tác giữa vi khuẩn Hp và người nhiễm. Ở Việt Nam, có tới hơn 70% số ca mắc ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn muộn. Phát hiện nhiễm Hp bằng test hơi thở và sàng lọc ung thư sớm dạ dày bằng nội soi là việc nên làm để góp phần chẩn đoán sớm, điều trị sớm trả lại cuộc sống bình thường cho người bệnh.
 
Mặc dù tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn HP tiến triển thành ung thư không quá cao nhưng mỗi người nên có cách chủ động phòng tránh và điều trị vi khuẩn HP. Nhất là với những trường hợp người có tiền sử về bệnh liên quan đến tiêu hóa hoặc có người thân trong gia đình từng nhiễm vi khuẩn HP. Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.
 
 

 

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}