ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Khi nào cần đi khám thính lực?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 360 triệu người trên toàn thế giới bị nghe kém, trong đó có 32 triệu trẻ em dưới 15 tuổi. Do đó, đo thính lực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển về mặt xã hội và tình cảm. Phát hiện sớm những vấn đề thính lực giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và hạn chế những hệ quả gây ra cho sức khỏe.

Khi nào cần đi khám thính lực?

 

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 360 triệu người trên toàn thế giới bị nghe kém, trong đó có 32 triệu trẻ em dưới 15 tuổi. Do đó, đo thính lực đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển về mặt xã hội và tình cảm. Phát hiện sớm những vấn đề thính lực giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và hạn chế những hệ quả gây ra cho sức khỏe.

1. Những ai cần đi khám thính lực?

Nghe kém có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi cụ thể với những trường hợp sau:

- Trẻ em bị nghe kém: trẻ sơ sinh hay trẻ mới biết đi, không đáp ứng với tiếng động từ phía sau và không giật mình với các âm thanh lớn, cần đưa bé đi khám thính giác. Nghe kém ở trẻ có thể dẫn đến chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ, gây ra sự chậm trễ học tập cũng như các vấn đề xã hội và hành vi.

- Người cao tuổi: nghe kém ảnh hưởng nhiều hơn ở độ tuổi trên 55-60 tuổi, các cơ quan sẽ bị lão hóa, giảm khả năng tiếp nhận, dẫn truyền thông tin của tai.

- Người làm việc trong môi trường tiếng ồn: điển hình như thợ mỏ, thợ mộc, thợ khai thác đá, thợ hàn xì, thợ xây, lái tàu hỏa, người làm việc trong công xưởng sản xuất.

- Người bị bệnh: mắc các bệnh lý viêm nhiễm ở tai, viêm mũi họng biến chứng lên tai như bệnh viêm tai giữa, viêm tai trong, viêm màng não. Người mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp và tiểu đường gây cản trở lượng máu lưu thông đến tai có thể nghe kém.

- Người phải dùng thuốc: Một số thuốc điều trị bệnh có tác dụng phụ gây ù tai hoặc thuốc điều trị lao, tim mạch, ung thư cũng có tác động gây nghe kém cho người sử dụng lâu dài.

- Người bị chấn thương ở vùng đầu và tai có thể tác động khiến thủng màng nhĩ, vỡ xương thái dương và ảnh hưởng đến cấu trúc của tai trong, dẫn đến nghe kém.

Nếu có những biểu hiện như nghe kém, lãng tai, điếc đột ngột, viêm tai giữa, các bệnh lý về tai khác hay thuộc những đối tượng kể trên, bạn cần thực hiện khám và đo thính lực để chẩn đoán và điều trị bệnh bởi bác sĩ chuyên khoa.

2. Đo thính lực là gì?

Đo thính lực được hiểu một cách đơn giản là trình bày biểu đồ minh họa khả năng nghe của một người và mức độ nghe kém (nếu có) ở mỗi bên tai. Biểu đồ thính lực sẽ dao động trong khoảng từ 125 đến 8000 Hz. Đo thính lực giúp phát hiện sớm các dấu hiệu mất thính giác để điều trị và giảm thiểu những ảnh hưởng sức khỏe do mất thính lực gây ra.

3. Quy trình đo thính lực gồm?

Đo sức nghe chủ quan Các bác sĩ sẽ tiến hành đo sức nghe qua những phương thức cụ thể như:

  • Đo bằng tiếng nói
  • Đo bằng âm mẫu: Bác sĩ sẽ dùng 1 âm mẫu dọc trước lỗ tai ngoài, cách độ 2cm hoặc ấn nhẹ cán âm mẫu lên mặt xương chũm và tiến hành kiểm tra phản xạ
  • Đo bằng dụng cụ đơn giản: Bác sĩ sử dụng các dụng cụ phát âm như trống, còi, mõ, chuông, tiếng tàu xe, tiếng súc vật.... ở một vài cường độ lớn nhất định để kiểm tra phản xạ nghe.
  • Dùng máy đo sức nghe - thính lực kế (audiometer) – đo thính lực đơn âm: Ở phương pháp này, yêu cầu bắt buộc là phải tiến hành đo trong buồng cách âm. Khi nối các điểm ngưỡng nghe ở các tần số sẽ tạo thành một biểu đồ thính lực hay còn gọi là thính lực đồ.

Đo sức nghe khách quan (Objectiv audiometrie)

Dựa theo kết quả thu được trực tiếp của cơ quan nghe ở tai giữa và tai trong hay thần kinh trung ương (não). Có thể áp dụng phương pháp đo trở kháng hoặc đo điện ốc tai và điện não thính giác. Dựa vào kết quả đo thính giác hoặc biểu đồ thính lực mà bác sĩ có thể đánh giá khả năng nghe của người bệnh ở mức độ khác biệt so với mức bình thường là bao nhiêu. Mặt khác, kết quả đo thính lực có thể xác định người bệnh sẽ gặp khó khăn ở những môi trường âm thanh nào trong cuộc sống hàng ngày, có cần sử dụng các thiết bị hỗ trợ như máy trợ thính hay không.

BS. CHÂU HUỲNH CẨM TÚ

-----

Đo thính lực đơn âm ở CarePlus, khách hàng sẽ được các Bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng với nhiều năm kinh nghiệm khám tai lâm sàng. Sau đó, bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện đo thính lực đơn âm ở buồng đo thính lực riêng biệt, bảo đảm cách tạp âm để ghi nhận những tần số âm thanh chính xác nhất. Kết thúc quy trình đo thính lực đơn âm, chuyên gia sẽ trả kết quả và tư vấn trực tiếp cho khách hàng.

Để đăng ký khám thính lực ở Phòng khám Quốc tế CarePlus, quý khách vui lòng đăng ký đặt hẹn tại website www.careplusvn.com, Inbox Fanpage CarePlus Clinic Vietnam hoặc liên hệ Free Hotline 18006116.

 

 

Bài viết liên quan

10 bệnh tai mũi họng thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả
Tai mũi họng là bệnh thường gặp, nhất là vào thời điểm giao mùa. Vì vậy, rất nhiều người nghĩ rằng đau họng, viêm mũi là những bệnh xoàng xĩnh, có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh ở tai mũi họng là dấu hiệu cảnh báo và là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm.

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}