ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Có nên uống dầu cá Omega-3?

Omega-3 là một loại chất béo "tốt" cho tim mạch nhưng cơ thể người không tự tổng hợp được mà phải bổ sung qua thực phẩm. Tuy vậy, cho đến hiện tại, các nghiên cứu lớn chưa cho thấy hiệu quả của viên uống thực phẩm chức năng Omega-3 trong giảm biến cố tim mạch cũng như đột quỵ ở người khoẻ mạnh bình thường cũng như người có nhiều nguy cơ cao (tiểu đường, mỡ máu cao,v.v.).

Có nên uống dầu cá Omega-3?

Omega-3 là một loại chất béo "tốt" cho tim mạch nhưng cơ thể người không tự tổng hợp được mà phải bổ sung qua thực phẩm.

Omega-3 có nhiều trong loại cá, nhất là cá nhiều dầu như: cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá cơm, khuyến cáo mỗi tuần nên ăn các loại cá này ít nhất 400gram. Các thực phẩm chức năng Omega-3 được nhiều người quan tâm vì thuận tiện dễ sử dụng, nhất là những người ngại nấu nướng hay ngại ăn cá.

Tuy vậy, cho đến hiện tại, các nghiên cứu lớn chưa cho thấy hiệu quả của thực phẩm chức năng (TPCN) Omega-3 trong giảm biến cố tim mạch cũng như đột quỵ ở người khoẻ mạnh bình thường cũng như người có nhiều nguy cơ cao (tiểu đường, mỡ máu cao,v.v.). Ngoài ra, một số nghiên cứu ghi nhận sử dụng liều cao (>4g/ngày) có thể tăng nguy cơ loạn nhịp tim do rung nhĩ và xuất huyết.

Vấn đề có lẽ là viên uống TPCN chỉ giúp bổ sung chất béo "tốt" nhưng không cung cấp protein, do vậy không thay đổi khẩu phần ăn từ thực phẩm ko có lợi như thịt bò sang cá. Thay đổi khẩu phần ăn sang chế độ lành mạnh là điều cốt yếu giảm nguy cơ tim mạch, điều mà không viên thuốc nào đơn độc có thể làm được!

Do đó, tại thời điểm hiện tại, khi bệnh nhân hỏi về Omega-3, có lẽ nên khuyên họ ăn ít nhất 400g cá nhiều dầu mỗi tuần thì tốt hơn. Đối với người không ăn được/dị ứng cá, có thể xem xét cho dùng, nhưng phải điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp và cân nhắc nguy cơ đối với từng bệnh nhân. Đối với người ăn chay, có thể xem xét cho họ bổ sung TPCN Omega-3 từ tảo biển (đảm bảo vụ "chay").

Bài chia sẻ của ThS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn 
Chuyên khoa Tim mạch Phòng khám Quốc tế CarePlus

Bài viết gần đây/mới

VÌ SAO NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG DỄ BỊ SÂU RĂNG VÀ VIÊM NƯỚU?
Theo số liệu thống kê, bệnh răng miệng giữ vị trí cao nhất trong số các bệnh phổ biến ở nhân viên doanh nghiệp đến khám sức khỏe định kỳ tại CarePlus trong quý 1 - 2 - 3/2024, nổi bật với vấn đề sâu răng và viêm nướu.

By BS. Phan Hữu Quang

TÁC DỤNG PHỤ KHÓ CHỊU KHI ĐIỀU TRỊ HP LIỆU CÓ ĐÁNG LO?
Điều trị nhiễm Helicobacter pylori (HP) thường là một quá trình đầy thử thách đối với nhiều người bệnh. Bên cạnh cảm giác mệt mỏi do các triệu chứng viêm loét dạ dày, người bệnh còn phải đối mặt với các tác dụng phụ khó chịu. Một số người bệnh thậm chí cân nhắc việc ngừng điều trị sau vài ngày dùng thuốc, mặc dù kết quả nội soi cho thấy tình trạng viêm loét vẫn nghiêm trọng và cần điều trị triệt để.

By Ths. BS.CK2 Đinh Thị Ngọc Minh

LƯU Ý DINH DƯỠNG PHÒNG TRÁNH “HITTING THE WALL” KHI CHẠY MARATHON
"Hitting the wall" - đụng tường là tình trạng người chạy đuối sức đột ngột, cảm giác như có bức tường vô hình ngăn họ tiến về phía trước và phải dừng lại nghỉ ngơi. Tham khảo ngay lời khuyên từ chuyên gia CarePlus để phòng tránh hitting the wall khi chạy bộ.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

“BỎ TÚI” LỜI KHUYÊN CHO MẸ: DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN CHO CON BÚ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời. Chế độ ăn của người mẹ liên quan đến lượng và chất của sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Vậy chế độ dinh dưỡng như thế nào là phù hợp cho các mẹ sau sinh, đặc biệt là các mẹ đang cho con bú? Hãy tham khảo lời khuyên sau đây của bác sĩ nhé!

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

BA MẸ ĐỪNG XEM THƯỜNG TÌNH TRẠNG TÁO BÓN KÉO DÀI Ở TRẺ!
Ba mẹ đang đau đầu vì con bị táo bón kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng trưởng và chất lượng cuộc sống của con, đã làm đủ cách nhưng con vẫn ko hết táo bón? Hãy cùng BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh - Chuyên Khoa Nhi - Hệ thống Phòng khám CarePlus tìm hiểu thêm về bệnh táo bón kéo dài và lưu ý khi điều trị nhé!

By BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}