ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Sức khoẻ tinh thần quan trọng như thế nào đối với người có bệnh tim mạch và tiểu đường?

Tình trạng sức khỏe mạn tính như bệnh tim và tiểu đường không chỉ là một tổn thất về thể chất. Đi khám định kỳ, số sức khỏe — các trị số đường huyết, trị số huyết áp, cân nặng và các số liệu khác — và phải quyết định chế độ ăn uống và thuốc men mang lại gánh nặng tinh thần cho những người đang kiểm soát cả bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.

Sức khoẻ tinh thần quan trọng như thế nào đối với người có bệnh tim mạch và tiểu đường?

25/09/2021 8:55:58 CH

Cảm giác quá tải không phải là ngày tận thế! Bị trầm cảm trong tình huống này là chuyện bình thường. Điều nên làm là chia sẻ, nói chuyện với người thân, bác sĩ điều trị, những người cùng có bệnh như mình, hoặc ít nhất là tìm kiếm thông tin trên mạng. 

CẦN PHẢI GIẢI QUYẾT TRIỆT ĐỂ CÁC DẤU HIỆU CỦA TRẦM CẢM

Lo lắng về bệnh tình và nguy cơ không thể kiểm soát được bệnh có thể tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và khả năng làm việc, ảnh hưởng đến thời gian với bạn bè và gia đình.

Bệnh tiểu đường và bệnh tim có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần ngay cả ở những người không bị trầm cảm về mặt lâm sàng. Những điều bạn có thể làm là ngủ đủ giấc, tăng cường hoạt động thể chất và thực hiện một chế độ ăn uống thích hợp.

KIỂM SOÁT CĂNG THẲNG DO TIỂU ĐƯỜNG NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ? 

1. Vận động: cả tinh thần lẫn thể chất

Bạn nên tránh các bài tập cường độ cao mà tập trung vào những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản, dễ thực hiện mọi lúc mọi nơi. Những hoạt động đó có thể bao gồm đi dạo quanh khu nhà, sử dụng cầu thang bộ thay vì thang máy hoặc làm vườn.

2. Chế độ ăn cân bằng để có sức khoẻ tốt nhất

Các nghiên cứu quan sát cho thấy rằng ăn trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein nạc như cá có liên quan đến việc giảm nguy cơ trầm cảm so với chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn và đường. Protein nạc cũng là một phần của chế độ ăn uống tốt cho tim mạch, vì vậy đây là một yếu tố có lợi cho sức khỏe của bạn.

3. Ngủ đủ giấc và ngủ ngon

Chất lượng giấc ngủ quyết định chủ yếu đến tâm trạng hoặc cảm xúc. Thiếu ngủ dễ khiến bạn có tâm trạng tiêu cực và cáu kỉnh. Ngủ không ngon, trằn trọc, hay tỉnh giấc giữa đêm cũng ảnh hưởng nhiều đến tinh thần của bạn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị huyết áp cao, tiểu đường type 2, bệnh tim hoặc đột quỵ có thể gặp thêm các vấn đề sức khỏe nếu họ ngủ ít hơn sáu giờ mỗi đêm. 

4. Hỗ trợ y tế 

Nghiên cứu cho thấy những người nhận được hỗ trợ về mặt y tế như tư vấn định kỳ với bác sĩ, thực hiện các xét nghiệm khi cần thiết, kiểm soát trị số huyết áp hoặc đường huyết,... có xu hướng gắn bó với thói quen lối sống lành mạnh hơn những người không có sự hỗ trợ này. Bác sĩ theo dõi bệnh tim mạch cho bạn cần nắm rõ các biểu hiện triệu chứng và thông số huyết áp, nhịp tim.. của bạn, để biết được hiệu quả của việc điều trị và kịp thời điều chỉnh thuốc nếu cần thiết.

Đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa Tim mạch của CarePlus không chỉ cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế mà còn hỗ trợ tư vấn tâm lý, dinh dưỡng, tập luyện,... giúp người bệnh có tinh thần lạc quan để có thể kiểm soát tốt bệnh tật.

Bài viết liên quan

Rối loạn nhịp tim – Nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, gây cảm giác hồi hộp, đau tức ngực, khó thở và là nguyên nhân của 80% trường hợp đột tử hiện nay.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

7 bệnh tim mạch thường gặp và các triệu chứng điển hình
Bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, phình động mạch chủ, suy tim… là các bệnh tim mạch thường gặp, nguy hiểm đến sức khỏe nếu không kịp thời điều trị.

Bạn có biết ăn chocolate một cách thông minh?
Chocolate không chỉ là một món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ nếu bạn biết “ăn đúng cách”. Chocolate có chứa caffeine, theobromine, tyrosine và tryptophan, đặc biệt là chocolate đen có hàm lượng cacao cao và chất chống oxy hoá, ít chất béo nên có thể được xem là một món ăn lành mạnh, có lợi cho sức khỏe.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Kiểm soát đường huyết như thế nào để giảm biến chứng tim mạch?
Giữ lượng đường trong máu của bạn trong phạm vi khuyến cáo của bác sĩ có thể là một thách thức. Đó là bởi vì có nhiều thứ làm cho lượng đường trong máu của bạn thay đổi, đôi khi xảy ra một cách bất ngờ.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài viết gần đây/mới

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHĂM SÓC SỨC KHÓE NGUỒN NHÂN LỰC TỪ HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CAREPLUS
Nhờ chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, sự hài lòng trong công việc và hiệu suất của đội ngũ nhân viên sẽ được tối ưu. Qua đó, doanh nghiệp có thể gìn giữ nhân tài, thu hút ứng viên mới và duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}