ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

TRẺ THỞ KHÒ KHÈ: NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG

Trẻ thở khò khè là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng này dễ xảy đối với trẻ nhỏ dưới 2-3 tuổi vì ở lứa tuổi này phế quản còn nhỏ rất dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch khi bị viêm nhiễm. Hãy theo dõi bài viết này để biết cách xử lý và chăm sóc đúng cách khi trẻ bị khò khè ba mẹ nhé!

TRẺ THỞ KHÒ KHÈ: NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG

Trẻ thở khò khè là tình trạng gì ?

Khò khè là tiếng thở có âm sắc nhạc liên tục xảy ra khi đường dẫn khí trong lồng ngực bị hẹp. Âm sắc của khò khè thay đổi tùy vị trí và mức độ tắc nghẽn.

Đối với trẻ sơ sinh cần phân biệt tiếng khò khè với tiếng thở do nghẹt mũi. Do ở trẻ sơ sinh thở chủ yếu bằng mũi, trong khi kích thước lỗ mũi trẻ còn nhỏ và rất dễ bị tắc khi bị cảm, làm trẻ thở khụt khịt. Khi này, có thể làm thông thoáng mũi trẻ với 2-3 giọt nước muối nhỏ mũi, sau đó nghe lại. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ thở êm hơn sau khi được làm thông thoáng mũi. 

Nguyên nhân làm trẻ thở khò khè 

Khò khè cấp tính ( vài giờ đến vài ngày):

  • Hen suyễn
  • Viêm nhiễm : Nguyên nhân phổ biến nhất gây thở khò khè cấp tính ở trẻ dưới hai tuổi là viêm tiểu phế quản do virus, thường do nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV)
  • Dị vật đường thở: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng dị vật đường thở ở trẻ nhỏ như bị sặc do các loại thức uống hoặc đờm dãi, viên kẹo, hạt cơm không nuốt xuống được. Tình trạng này thường gặp khi trẻ bị viêm đường hô hấp tiết nhiều dịch nhưng chưa biết cách điều tiết và có thể gặp phải ở bất cứ lúc nào. Bệnh nhân cũng có thể đến với các  triệu chứng mãn tính ho kéo dài nếu không được phát hiện kịp thời ngay từ đầu.

Khò khè mãn tính hay khò khè tái phát :

Chẩn đoán phân biệt thở khò khè mãn tính hoặc từng đợt rất rộng và bao gồm :

Bất thường về cấu trúc của cây khí phế quản hoặc các cấu trúc lồng ngực khác như : mềm sụn thanh quản, vòng mạch máu chèn ép, hẹp / màng ngăn khí quản, nang , khối u , hạch trung thất chèn ép.

Các bất thường về cấu trúc, bao gồm các dị tật của cây khí phế quản và các vòng mạch máu chèn ép là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng thở khò khè dai dẳng xuất hiện sớm trong đời (thường trong vài tháng đầu sau khi sinh) và không đáp ứng với các liệu pháp điều trị hen.

Các nguyên nhân về bất thường chức năng của thở khò khè mãn tính bao gồm hen suyễn, hội chứng hít sặc tái phát, trào ngược dạ dày thực quản, loạn sản phế quản phổi, bất hoạt lông chuyển, bệnh phổi mô kẽ.

Làm gì khi trẻ thở khò khè?

Khò khè là tiếng thở bất thường nên cần đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa thăm khám để xác định nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.

Trẻ khò khè cần nhập viện khi :

  • Có dấu hiệu suy hô hấp
  • Khò khè khởi phát cấp tính đột ngột nghi ngờ dị vật đường thở
  • Khò khè tái đi tái lại hay khò khè mạn tính cần tìm nguyên nhân
  • Khò khè xảy ra ở trẻ < 3 tháng

Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, long đàm vì có thể không hiệu quả cho trẻ mà còn làm trẻ khò khè nhiều hơn, bệnh nặng hơn.

Bài viết liên quan

Viêm phổi - Nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em
Ngày 12/ 11 hàng năm được lựa chọn là Ngày Thế giới Phòng chống Viêm phổi. Đây là nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2015, viêm phổi đã giết chết 920.136 trẻ em dưới 5 tuổi, chiếm đến 16% số trẻ em tử vong ở độ tuổi này.

Virus hô hấp hợp bào RSV - Virus điển hình nhất gây Sốt siêu vi & bệnh Viêm phổi ở trẻ em
Trong 1 tháng nay, tình hình bệnh hô hấp tăng đột biến ở trẻ em. Rất nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng sốt, ho, rồi chuyển qua viêm phổi hoặc khó thở, nhất là các bạn có cơ địa khò khè, suyễn..... Ngoài nguyên nhân do biến đổi thời tiết, mưa bão, giao mùa, thi một trong những tác nhân gây suy hô hấp đáng chú ý ở trẻ dưới 2 tuổi đó là nhiễm virus hô hấp hợp bào (RSV virus).

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

Ba Mẹ Lưu Ý Các Dấu Hiệu Trẻ Bị Viêm Phổi Và Cách Chăm Sóc Trẻ
Bất cứ khi nào bố mẹ nghi ngờ các triệu chứng mắc viêm phổi của con được nêu dưới đây hãy cho trẻ đi gặp bác sĩ. Thông thường, viêm phổi sẽ được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng và nghe phổi. Trong những trường hợp không rõ ràng, có thể phải cần xét nghiệm máu và chụp X- quang ngực để chẩn đoán.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

Các sản phẩm liên quan

Khám bệnh Nhi sơ sinh
Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn non nớt, sức đề kháng yếu nên dễ mắc bệnh. Dịch vụ khám tư vấn từ xa các bệnh Nhi sơ sinh của CarePlus giúp kết nối ba mẹ và những người chăm sóc trẻ với các bác sĩ Nhi khoa tận tâm và giàu kinh nghiệm hàng đầu của CarePlus, để hướng dẫn ba mẹ các biện pháp chăm sóc đúng cách và tư vấn cụ thể để ba mẹ cám thấy an tâm hơn trong giai đoạn dịch bệnh. ₫300.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}