ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

4 câu hỏi giải đáp thắc mắc về thực phẩm có lợi - có hại cho tim mạch

Nếu bạn sợ mắc các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, béo phì, huyết áp, lời khuyên của bác sĩ dành cho bạn là HÃY HẠN CHẾ THỰC PHẨM SIÊU CHẾ BIẾN (ultra-processed foods) càng nhiều càng tốt.

4 câu hỏi giải đáp thắc mắc về thực phẩm có lợi - có hại cho tim mạch

07/06/2021 6:56:07 CH

Ultra-processed foods là thực phẩm đã qua quá trình chế biến xử lý công nghiệp - nhằm mục đích tạo cảm giác ngon miệng, cung cấp nhiều năng lượng, tiện lợi và giữ được lâu.

Điển hình của loại thực phẩm này là mì gói, các loại snack ăn vặt, khoai tây chiên, thanh kẹo chocolate, các loại hạt ngũ cốc có tẩm ướp, bánh ngọt, gà rán, xúc xích, hamburger, pizza...

Nghiên cứu theo dõi trong hơn 25 năm cho thấy những người có thói quen ăn càng nhiều loại thực phẩm này, thì khả năng mắc bệnh tim mạch và tử vong do tim mạch tăng 7% và 9%.

Hãy tập thói quen hạn chế thực phẩm siêu chế biến, thay vào đó hãy sử dụng nhiều thực phẩm tươi chưa qua chế biến xử lý (whole foods) như thịt, cá, rau, quả đậu, hạt tươi sống cho bữa ăn hàng ngày. Nếu cần ăn vặt và bữa xế, hãy ăn trái cây tươi thay vì snack. Và tránh tuyệt đối các loại trà sữa, nước tăng lực!

Cùng tìm hiểu thêm về các loại thực phẩm có lợi - có hại cho tim mạch qua 5 câu hỏi thường gặp dưới đây nhé!

1. Ăn mỡ có gây bệnh mỡ máu không?

Đáp: Thực phẩm mà chúng ta ăn vào chỉ là nguyên liệu. Trong cơ thể, gan có nhiệm vụ lấy những nguyên liệu này, để chuyển hóa thành nguồn năng lượng cho cơ thể. Gan cũng chính là nơi lấy các nguyên liệu và tổng hợp thành "mỡ trong máu", cụ thể là cholesterol, triglyceride (và một số chất khác).Không có chuyện ăn mỡ vào thì mỡ đi thẳng vô máu, gây bệnh mỡ máu.

2. Tại sao có người hầu như không ăn tí dầu mỡ nào, kiêng khem hoặc ăn chay, nhưng đi khám bệnh thì mỡ trong máu vẫn cao?

Đáp: Một số người có "cơ địa" đặc biệt, với cùng lượng nguyên liệu từ thực phẩm ăn vào như nhau, gan của họ có khuynh hướng tổng hợp các thành phần mỡ máu như cholesterol nhiều hơn người khác. Gan cũng có khuynh hướng tăng tổng hợp thành mỡ xấu nhiều hơn bình thường nếu bạn thừa cân béo phì, ít vận động thể dục, hút thuốc lá, hoặc mắc một số bệnh lý.

3. Nếu mỡ trong máu là do cơ địa, thì đâu cần tiết chế ăn uống?

Đáp: Không đúng, chế độ ăn uống vẫn đóng góp một phần vào việc kiểm soát mỡ máu nói riêng và nguy cơ xơ vữa mạch máu nói chung. Ăn uống thừa calories gây thừa cân béo phì, cũng là một yếu tố nguy cơ tim mạch. Chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối, cùng những biện pháp khác như tập thể dục, có đời sống tinh thần cân bằng, đều góp phần làm giảm mỡ máu đến mức tốt nhất có thể.

4. Nếu muốn phòng tránh xơ vữa mạch máu và bệnh tim mạch thì nên kiêng cữ thứ gì?

Đáp: Thứ đầu tiên mà bạn phải nhớ kiêng tránh chính là thức ăn nhanh (khoai tây chiên, gà rán, pizza...), thực phẩm siêu chế biến (xúc xích, phô-mai, bánh kẹo snack, chocolate, mì gói..) và thức uống có đường (nước ngọt, trà sữa..). Đây là các loại thực phầm đã được chứng minh làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu và bệnh tim mạch.

Bạn có thể nghe khuyên tránh ăn da gà, hải sản, lòng tạng. Thật ra các loại thực phẩm này không chắc hại cho tim mạch nhiều như các thứ trên. Kiêng da gà là một huyền thoại, vì mỡ trong da gà là chất béo không bão hoà, vốn là không phải là mỡ xấu.

Hãy luôn ghi nhớ danh sách các loại thực phẩm nên và không nên ăn!

=> CÓ HẠI VÀ NÊN LOẠI BỎ:

- Đường (cát)

- Nước ngọt, nước tăng lực, nước trái cây đóng chai

- Trà sữa, cà phê sữa có đường

=> CÓ LỢI VÀ NÊN TĂNG CƯỜNG:

- Thực phẩm giàu omega-3 như cá tươi, hạt dẻ, dầu hạt cải..

- Các loại đậu hạt, đậu lăng (lentils), đậu gà (chickpeas)

- Nấm

- Trà

- Cà phê

=> CÓ THỂ SỬ DỤNG VÌ CÓ THỂ CÓ LỢI:

- Thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 như cá, thịt bò, gà, gan

- Rượu vang: tốt nếu uống vừa điều độ (ít hơn 1 ly với nữ và 2 ly với nam mỗi ngày)

- Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô-mai

- Thực phẩm lên men như yogurt, kim chi, tương miso và natto

Bài viết liên quan

Bệnh nhồi máu cơ tim là gì? 9 điều cần biết về nhồi máu cơ tim
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, các bệnh tim mạch (CVD) cướp đi sinh mạng của 17,9 triệu người mỗi năm (chiếm 31% tổng số ca tử vong toàn cầu). Trong đó, nhồi máu cơ tim là một trong những bệnh lý về tim chiếm tỷ lệ gây tử vong nhiều nhất. Tìm hiểu về bệnh nhồi máu cơ tim sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh lý này, từ có cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này tốt hơn.

Bệnh suy tim: nhận biết dấu hiệu sớm, phòng tránh rủi ro cao
Bệnh suy tim gây ra nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm, khó chữa khỏi nhưng người bệnh vẫn có cơ hội làm chậm sự tiến triển của bệnh nếu điều trị sớm.

7 bệnh tim mạch thường gặp và các triệu chứng điển hình
Bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, phình động mạch chủ, suy tim… là các bệnh tim mạch thường gặp, nguy hiểm đến sức khỏe nếu không kịp thời điều trị.

Bác sĩ tư vấn cách phòng ngừa đột quỵ - đột tử nhờ theo dõi nhịp tim bằng Holter điện tim thế hệ mới
Holter điện tim (ghi lại nhịp tim liên tục trong nhiều ngày) nhằm mục đích phát hiện những rối loạn nhịp tim bất thường có thể bị bỏ sót nếu chỉ đo điện tim thông thường. Các rối loạn nhịp tim quan trọng có thể bị bỏ sót khi đo điện tim một thời điểm là: rung nhĩ kịch phát (nguyên nhân gây ra đột quỵ), các ngoại tâm thu thất, nhanh thất nguy hiểm (tăng nguy cơ ngưng tim, đột tử), các trường hợp co thắt động mạch vành…

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Bài viết gần đây/mới

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHĂM SÓC SỨC KHÓE NGUỒN NHÂN LỰC TỪ HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CAREPLUS
Nhờ chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, sự hài lòng trong công việc và hiệu suất của đội ngũ nhân viên sẽ được tối ưu. Qua đó, doanh nghiệp có thể gìn giữ nhân tài, thu hút ứng viên mới và duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}