ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

5 Bệnh Truyền Nhiễm Nguy Hiểm Ở Trẻ Em Cần Đề Phòng Ngay

Bộ Y tế khuyến cáo các bệnh truyền nhiễm bao gồm: sốt xuất huyết, sởi, cúm A, viêm đường hô hấp và tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng trở lại trong những tuần gần đây. Ba mẹ cần lưu tâm ngay đến những triệu chứng của bệnh, bình tĩnh nhận diện đúng để có hướng chăm sóc và điều trị phù hợp.

5 Bệnh Truyền Nhiễm Nguy Hiểm Ở Trẻ Em Cần Đề Phòng Ngay

KHÔNG CHỈ TAY CHÂN MIỆNG, CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGUY HIỂM KHÁC CŨNG ĐANG BẮT ĐẦU VÀO MÙA VÀ ĐE DỌA ĐẾN SỨC KHỎE CỦA TRẺ! 

Cách phòng bệnh hữu hiệu nhất cho con trong mùa dịch bệnh chính là:

  • RỬA TAY THƯỜNG XUYÊN với nước và xà bông;
  • Tiêm ngừa vaccine đầy đủ;
  • Hạn chế đến khu vui chơi, chỗ đông người;
  • Chỉ nên đưa con đến trường hoặc những nơi công cộng khi con hoàn toàn khỏi bệnh nhằm hạn chế lây lan cho các bé khác.

CÁC TRIỆU CHỨNG PHỔ BIẾN CỦA 5 BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGUY HIỂM Ở TRẺ EM:

1. SỐT XUẤT HUYẾT

  • TRIỆU CHỨNG NGHI NGỜ: sốt, nhức mỏi cơ thể, đau đầu, đau sau hốc mắt, xuất huyết da niêm (có thể xuất hiện vào những ngày đầu tiên hoặc sau khi hết sốt).
  • TRIỆU CHỨNG CẦN KHÁM NGAY: lừ đừ, tay chân lạnh vả mồ hôi, ói nhiều, đau bụng, chảy máu bất kỳ.

2. BỆNH SỞI

  • TRIÊU CHỨNG NGHI NGỜ: sốt, hắt hơi, sổ mũi, ho, đau họng, đỏ mắt, phát ban.
  • TRIỆU CHỨNG CÀN KHÁM NGAY: sốt cao, đừ, ho nhiều, thở mệt, đau tai, nhức đầu, quấy khóc nhiều, co giật.

3. BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

  • TRIỆU CHỨNG NGHI NGỜ: sốt đau họng, khó chịu, biếng ăn. Sau 1-2 ngày xuất hiện những vết loét trong miệng, sẩn hồng ban lòng bàn tay, bàn chân. Các sẩn hồng ban cũng có thể xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, mông và vùng sinh dục. 
  • TRIỆU CHỨNG CẦN KHÁM NGAY: sốt cao không hạ, đừ, thở mệt, tim nhanh, ói nhiều, giật mình chới với, yếu tay chân, đi đứng loạng choạng.

4. BỆNH CÚM

  • TRIỆU CHỨNG: sốt, ho, viêm họng, chảy mũi, nhức mỏi cơ thể, đau đầu.

5. BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP DO VIRUS HỢP BÀO HÔ HẤP RSV (Respiratory Syncytial Virus)

  • TRIỆU CHỨNG NGHI NGỜ: sốt, chảy mũi, hắt hơi, ho.
  • TRIỆU CHỨNG CẦN KHÁM NGAY: sốt cao, đừ, ho nhiều, thở mệt, ăn bú kém.

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

Các sản phẩm liên quan

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}