ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

5 “Bí kíp” giúp bé khỏe mạnh, đón Tết an lành cùng gia đình!

Trong kỳ nghỉ lễ Tết dài, các gia đình thường sẽ có nhiều bữa tiệc và hoạt động du xuân vui chơi. Nhất là các bạn nhỏ sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều đến nhịp sinh hoạt, việc ăn uống sẽ bị “xáo trộn”, do đó nguy cơ bệnh và lây nhiễm bệnh hô hấp, tiêu hóa cũng tăng cao khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Cùng Careplus lắng nghe chia sẻ hữu ích từ THS. BS. LÊ THỊ KIM DUNG để giúp cả gia đình thoải mái vui xuân và tránh xa bệnh tật nhé!

5 “Bí kíp” giúp bé khỏe mạnh, đón Tết an lành cùng gia đình!

1. Sẵn sàng cho hệ miễn dịch khỏe mạnh:

Các cuộc họp mặt gia đình, đi du lịch, trung tâm mua sắm, vui chơi trẻ em đều là nơi vi trùng muốn “hòa nhập”. Vì vậy, hãy tự bảo vệ mình: tiêm ngừa đầy đủ và nhớ rửa tay thường xuyên. Dạy trẻ rửa tay trong 30 giây (hoặc hát một bài hát ngắn trong khoảng 30 giây khi rửa tay)

2. Thức ăn ngày tết:

Các món ăn ngày Tết thường nhiều dầu mỡ và giàu năng lượng như: bánh kẹo, bánh mứt, các loại hạt, nước ngọt, bánh chưng, bánh tét, giò lụa, giò chả, nước ngọt …  Trẻ thường ham chơi và ăn uống không kiểm soát, dẫn đến ăn quá nhiều thức ăn “năng lượng rỗng”. Trẻ thừa cân sẽ tăng cân nhiều, trong khi trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng sẽ càng sụt cân. Do đó, ba mẹ nên cố gắng duy trì lịch trình thông thường với ba bữa ăn chính mỗi ngày và các đồ ăn nhẹ lành mạnh, và chú ý uống đủ nước.

- Đối với trẻ thừa cân, béo phì:

  • Ba mẹ không nên để bánh mứt, nước ngọt nhiều trên bàn, trong tủ lạnh.
  • Nên nhắc nhở bé ăn vừa phải để tránh lên cân quá mức.
  • Tránh thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.
  • Đừng quên nguyên tắc độn rau, củ, quả tươi trước khi ăn bữa chính, nên ăn nhiều rau: canh rau, rau trộn, món lẩu …
  • Khuyến khích ăn trái cây ít ngọt như: cam, bưởi, dưa hấu, thơm, táo … vừa giúp dễ tiêu hóa vừa giúp trẻ tăng cường chất xơ và vitamin. 

- Đối với trẻ biếng ăn, thiếu cân:

  • Thức ăn ngọt, bánh mứt: cần khéo léo đưa vào các bữa ăn chính và phụ của bé, tuyệt đối không cho bé ăn lặt vặt. Mặc dù bé không thể ăn được nhiều nhưng viên kẹo, miếng mứt có thể làm bé “no”, nên chỉ cho bé ăn sau khi đã ăn bữa chính.
  • Thay thế những thức ăn khác cơm: bánh chưng, miến…để đổi món và cho bé cơ hội nếm thử hương vị tết.
  • Mang theo đồ ăn nhẹ lành mạnh khi đi chơi để đề phòng trường hợp trẻ bị nhỡ bữa ăn:
  • Những trái cây nhiều năng lượng và tốt cho trẻ trong bữa ăn nhẹ: chuối, đu đủ, xoài cát, vú sữa, quýt, lê… và các loại hạt nhiều dầu béo (hạt điều, đậu phộng, hạt dẻ, hướng dương…)

- Bé đang bú sữa mẹ: Các món ăn ngày Tết nhiều đạm, tẩm ướp gia vị và hương liệu, có thể khiến mùi vị sữa thay đổi. Do đó, mẹ cho con bú nên hạn chế những món có nhiều tỏi, tiêu, cà ri... và chú ý uống nhiều nước.

3. Chú ý vận động:

Kỳ nghỉ dài, ba mẹ bận rộn chúc tết, đón khách thăm hỏi, bé sẽ có xu hướng ngồi xem ti vi hoặc điện thoại với rất nhiều chương trình hấp dẫn.

Vì vậy, ba mẹ hãy lưu ý việc vận động cho trẻ, vì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ:

- Thay vì cho “ăn thỏa thích” hãy cho trẻ “chạy nhảy thỏa thích”.

- Nên đưa trẻ đến các khu vui chơi giải trí để trẻ có dịp tiêu hao năng lượng qua các trò chơi vận động.

- Đi chơi, vận động vừa phải sẽ giúp trẻ mau đói và thèm ăn; nhưng không nên đi chơi quá nhiều vì quá mệt cũng làm trẻ biếng ăn

4. Giữ lịch trình giấc ngủ phù hợp:

Trẻ thường vui chơi rất phấn khích và khó có thể nghỉ ngơi đầy đủ trừ khi bé đã thấy “kiệt sức”. Việc chăm sóc giấc ngủ cho trẻ cũng rất quan trọng để đảm bảo một sức khỏe tốt.

- Không nên để trẻ thức quá khuya

- Cố gắng cho trẻ ngủ thêm giấc trưa dù thời gian ngắn cũng rất tốt

- Duy trì giờ giấc ngủ, nghỉ càng gần với ngày thường càng tốt. Trẻ ngủ đủ, đúng giấc mới vui vẻ và ăn uống ngon miệng.

5. Đề phòng chấn thương:

Trẻ em có nguy cơ cao bị thương. Do đó, ba mẹ hãy để mắt đến bé khi bé ăn và chơi.

  • Nguy cơ bị hóc, sặc: thực phẩm, đồ uống, đồ chơi, đồ gia dụng … có kích thước nhỏ (như kẹo cứng, rau câu, các loại hạt…) nguy cơ làm cho trẻ bị hóc rất nguy hiểm, hãy để xa ngoài tầm với của trẻ và quan sát trẻ khi ăn.
  • Nguy cơ té ngã, chấn thương: có thể xảy ra ở bất cứ đâu. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Kiểm tra khu vực chơi của trẻ có các góc, cạnh nguy hiểm khi trẻ té, va đập vào.
  • Nguy cơ bỏng: Chú ý bếp nấu, nướng, các dây điện trang trí, thậm chí xăng dầu của xe cộ … cần có dấu cảnh báo hoặc để ý không cho trẻ đến gần.

Đặc biệt với ứng dụng CarePlus Việt Nam, Tết này ba mẹ có thể yên tâm chăm sức khoẻ cho bé với dịch vụ “Khám tư vấn từ xa cùng chuyên gia online". Chỉ với vài bước đăng ký đơn giản, ba mẹ dễ dàng đặt lịch khám và gặp bác sĩ tư vấn bệnh thông qua thiết bị di động. Toàn bộ hồ sơ bệnh và toa thuốc sẽ được cập nhật chỉ sau 15 phút thăm khám, giúp ba mẹ dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe bé xuyên suốt mùa Tết!

Năm mới, xin kính chúc các gia đình, ba mẹ, và các em nhỏ một mùa xuân an vui, gia đình thịnh vượng, riêng các bé luôn khỏe mạnh, vui tươi, học giỏi.

THS. BS. LÊ THỊ KIM DUNG

Bài viết liên quan

5 Bệnh Truyền Nhiễm Nguy Hiểm Ở Trẻ Em Cần Đề Phòng Ngay
Bộ Y tế khuyến cáo các bệnh truyền nhiễm bao gồm: sốt xuất huyết, sởi, cúm A, viêm đường hô hấp và tay chân miệng đang có xu hướng gia tăng trở lại trong những tuần gần đây. Ba mẹ cần lưu tâm ngay đến những triệu chứng của bệnh, bình tĩnh nhận diện đúng để có hướng chăm sóc và điều trị phù hợp.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh

10 lưu ý khi đi chơi cùng bé mùa nắng nóng
Kỳ nghỉ lễ sắp bắt đầu. Cả nhà đã có kế hoạch du lịch chưa?!

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh

9 sai lầm thường gặp của bố mẹ khi chăm sóc trẻ bị sốt
Thực tế, Sốt không phải là bệnh mà là phản ứng của cơ thể trước một tác nhân gây bệnh nào đó, và Sốt CÓ LỢI vì giúp ức chế sự trưởng thành và sinh sản của 1 số vi khuẩn, virus.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

5 biện pháp khắc phục tình trạng ''táo bón'' ở trẻ sau Tết
‘’Táo bón’’ là vấn đề tiêu hóa không ít trẻ nhỏ mắc phải sau dịp Tết. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc ăn uống không khoa học: trẻ ăn quá nhiều những thực phẩm khó tiêu như bánh mứt, thức ăn nhiều dầu mỡ, nước ngọt,...trong khi lại lười uống nước và ăn hoa quả, rau xanh. Chưa kể, trong những ngày Tết, nếp sinh hoạt bị đảo lộn (thức khuya dậy muộn,...) cũng ảnh hưởng ít nhiều đến các vấn đề tiêu hóa của trẻ.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Trần Thị Hoàng Oanh

Bài viết gần đây/mới

Hầu hết phụ nữ Việt đều mắc bệnh phụ khoa một lần trong đời
Theo thống kê của Bộ Y tế, có đến 90% phụ nữ Việt mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa. Số liệu các ca mắc bệnh phụ khoa mỗi năm tăng 15%-27%. Trong đó, các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp ở phụ nữ là viêm âm hộ, âm đạo,...

By THS. BS. Nguyễn Quỳnh Chi

Stress kéo dài - Dạ dày cũng phải lên tiếng.
Hệ tiêu hóa cực kỳ nhạy cảm với tâm trạng của con người. Stress có thể khiến bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng. Trong đó, stress là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về hội chứng rối loạn chức năng dạ dày ruột như: Hội chứng ruột kích thích (IBS), trào ngược dạ dày thực quản (GERD)…

Đừng chủ quan 6 dấu hiệu sốt xuất huyết trở nặng!
Bộ Y Tế cảnh báo: Tính đến tháng 3 năm 2023, tổng số ca sốt xuất huyết trên cả nước tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2022. Sốt xuất huyết nằm trong danh sách những bệnh truyền nhiễm phổ biến, xảy ra theo mùa. Dù là bệnh phổ biến nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa biết điều trị sốt xuất huyết bằng cách nào?

Tầm soát ung thư đại tràng sớm: Chi phí hợp lý, hiệu quả cao.
Ung thư đại trực tràng là một bệnh lý ung thư đường tiêu hóa rất phổ biến. Ở nam giới ung thư đại trực tràng có mức độ phổ biến chỉ sau ung thư phổi và ung thư tiền liệt tuyến, ở nữ giới ung thư đại trực tràng có mức độ phổ biến chỉ đứng sau ung thư vú. Ung thư đại trực tràng là bệnh nguy hiểm nhưng có thể chữa trị khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Chính vì vậy, tầm soát ung thư đại trực tràng định kỳ là một việc làm cần thiết để đảm bảo sức của mỗi chúng ta. Trong xã hội hiện đại ngày nay, do ung thư đại trực tràng có liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống, sinh hoạt nên tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng

By TS. BS. Nguyễn Huy Bằng

Tuổi mãn kinh: Chị em nên làm gì để bước qua "khủng hoảng" sinh lý?
Tuổi mãn kinh trung bình của phụ nữ châu Á là 45-52 tuổi, trong đó độ tuổi mãn kinh của phụ nữ Việt Nam thường vào khoảng 48 tuổi. Tuy nhiên cũng có thể sớm hoặc muộn hơn vì giai đoạn mãn kinh của mỗi người sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như di truyền, chủng tộc, thói quen ăn uống, tâm lý...

Các sản phẩm liên quan

Khám Tư Vấn Từ Xa Cho Trẻ
Khám tư vấn các bệnh bệnh lý thường gặp ở trẻ em, theo dõi tăng trưởng, lịch chủng ngừa, tư vấn kết quả xét nghiệm, tư vấn sử dụng thuốc ₫300.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}