ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

AN TOÀN BƯỚC QUA DỊCH ĐAU MẮT ĐỎ

Người bị đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc cấp) tại TP.HCM đang tăng nhanh, ngành y tế thành phố đã tìm được tác nhân chính gây bệnh là enterovirus (86%)

 AN TOÀN BƯỚC QUA DỊCH ĐAU MẮT ĐỎ

19/09/2023 8:44:28 SA

Bệnh đau mắt đỏ là gì?
  Bệnh nhân đau mắt đỏ có cảm giác cộm, xốn tại mắt giống như có “cát”, mắt khó chịu, đau nhẹ.
  Mắt đỏ, có ghèn, mí dính lại khi thức dậy, thường đỏ một mắt trước sau đó lan qua mắt thứ hai.
  Mí mắt sưng và chảy nước mắt.
  Một số ít trường hợp có thể có xuất huyết dưới kết mạc hoặc có giả mạc.
  Đôi khi có đau hạch trước tai, viêm họng, sốt nhẹ và mỏi mệt.

Đặc điểm của dịch đau mắt đỏ:
  Bệnh do vi rút gây nên
  Lây lan tương đối nhanh
  Đa số trường hợp tự hết sau 7 đến 14 ngày
  Thị lực không giảm hoặc giảm ít. Một số ít trường hợp bệnh có thể có biến chứng giác mạc (tròng đen) và gây suy giảm thị lực.

Điều trị:
  Nếu có những dấu hiệu kể trên người bệnh nên đi khám ở cơ sở y tế có chuyên khoa mắt.
  Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt chứa corticoid (dexamethasone) khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  KHÔNG đưa vật lạ vào mắt như: xông hơi lá trầu, nặn chanh, đắp lá cây, lá nha đam, đắp thuốc, giã thịt ếch nhái, côn trùng, mật gấu, nước tiểu, sữa mẹ, … vì có thể làm mắt bệnh bị nhiễm trùng nặng hơn.
  Đa số trường hợp bệnh tự giới hạn sau 7 đến 14 ngày.
  Có thể dùng thuốc nhỏ kháng sinh ngừa bội nhiễm vi trùng
  Mục đích của điều trị là đem lại sự dễ chịu và phòng ngừa lây lan trong cộng đồng.

Các bước chăm sóc mắt khi bị đau mắt đỏ:
  Dùng đúng thuốc theo toa
  Làm sạch ghèn trước khi nhỏ thuốc
  Có thể nhỏ dung dịch nước muối đẳng trương (NaCl 0,9%) hoặc nước mắt nhân tạo
  Rửa tay trước và sau khi rửa / nhỏ mắt
  Dùng bông gòn (loại dùng một lần) lau mắt, không dùng khăn
  Chườm lạnh sẽ giúp giảm sưng và mang lại cảm giác dễ chịu
  Đeo kính mát bảo vệ mắt và nên vệ sinh kính mỗi ngày
  Cách ly người bệnh (5 – 7 ngày).

Phòng ngừa:
  Nhìn nhau không lây đau mắt đỏ
  Chưa có thuốc nhỏ ngừa bệnh
  Trung gian truyền bệnh là nước mắt / hoặc dịch hầu họng của người bệnh đau mắt đỏ (nước mắt/ dịch hầu họng có chứa vi rút)
  Người bệnh nên đeo khẩu trang nếu có triệu chứng hô hấp vì bệnh lây truyền qua những hạt tiết tố nhỏ li ti khi ho hoặc nhảy mũi.
  Vệ sinh những vật dụng như: nắm tay cửa, điện thoại, khăn, …
  Rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn là một biện pháp phòng bệnh rất hữu hiệu
  Người bệnh hạn chế bắt tay, dụi mắt  dùng chung khăn. Hạn chế đến trường và cơ quan khi mắt còn đỏ và chảy nước mắt.

 

Bài viết gần đây/mới

BÉO PHÌ DÙ CÂN NẶNG BÌNH THƯỜNG - MỐI NGUY TIỀM ẨN MÀ BẠN KHÔNG NGỜ TỚI
Béo phì cân nặng bình thường (NWO) là tình trạng phức tạp với nhiều nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn. Tìm hiểu cách nhận biết và phòng ngừa béo phì cân nặng bình thường để bảo vệ sức khỏe toàn diện!

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG XEM NHẸ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở TRẺ EM
Thiếu máu thiếu sắt được xem là vấn đề y tế xã hội, là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, trong giai đoạn năm 2015 - 2016, trẻ em dưới 5 tuổi có tỉ lệ thiếu máu là 27,8%, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 63,6%.

By BS. CK1. Lê Ngọc Tuyết Sương

SUY MÒN CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI - DIỄN TIẾN ÂM THẦM NHƯNG ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG
Suy mòn cơ (thiểu cơ/ Sarcopenia) ở người cao tuổi là vấn đề có diễn tiến âm thầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên về chế độ dinh dưỡng và vận động giúp phòng ngừa suy mòn cơ từ chuyên gia CarePlus.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY - MỐI ĐE DỌA ÂM THẦM ĐẾN SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
Hội chứng ống cổ tay là loại bệnh lý thần kinh bị chèn ép phổ biến nhất và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành suy yếu lực tay, teo cơ, thậm chí mất khả năng lao động.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

NHẬN BIẾT VÀ XỬ LÝ SỐT PHÁT BAN Ở TRẺ (ROSEOLA)
Chắc hẳn là các ba mẹ và các bé đều đã từng trải qua tình trạng Sốt phát ban ít nhất một lần trong đời! Vậy để hiểu đúng và đầy đủ hơn về tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu về Sốt phát ban là gì nhé!

By BS.CKII. PHẠM QUANG VINH

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}