ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Bác sĩ ơi, sao con em chưa mọc cái răng nào?

Nuôi con, ba mẹ sẽ luôn ngóng trông các mốc phát triển của con như là biết lật, biết ngồi, biết bò… nhưng sao mãi chưa thấy cái răng nào nhú lên trong khi “con nhà người ta” đã 3, 4 cái rồi? Vậy con có bị thiếu canxi, còi xương ? Con có bị bệnh gì? Liệu con có bị … không có răng luôn không?

Bác sĩ ơi, sao con em chưa mọc cái răng nào?

Chia sẻ của Ths. Bs. Lê Thị Kim Dung - Chuyên khoa Nhi Phòng khám CarePlus:

''Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chậm mọc răng ở trẻ, nhưng hầu hết các trường hợp trẻ sẽ tự mọc răng mà không cần phải can thiệp gì. Yên tâm, con bạn sẽ không bị "thiếu răng" đâu.''

Răng của trẻ quan trọng như thế nào?

Răng của trẻ rất quan trọng và có nhiều ảnh hưởng đến:

  • Phát triển ngôn ngữ: Hãy tưởng tượng bạn nói chuyện với một bé bị "sún" 2 răng cửa trước, bạn nghe bé nói chuyện như thế nào? Rõ ràng là bé phát âm không rõ phải không? Vì vậy răng đủ, thẳng hàng sẽ ảnh hưởng tới khả năng phát âm và nói chuyện của bé.
  • Nhai và ăn uống đúng cách: Tiêu hóa đúng cách bắt đầu từ miệng, quá trình nhai giúp phá vỡ thức ăn thành các kích cỡ dễ tiêu hóa, nướu được kích thích và phát triển đồng thời giúp làm sạch răng khi nhai.
  • Phát triển cơ và xương hàm: Nhai giúp bé tập luyện cơ mặt, lưỡi và cơ hàm. Nếu cơ hàm không phát triển tốt thì xương hàm cũng kém phát triển. Nhai nhiều dạng thức ăn sẽ giúp cho bạn nhỏ của chúng ta phát triển cơ mặt và hàm khỏe mạnh!

Quá trình mọc răng bình thường ở trẻ

Khi trẻ được sinh ra, các mầm răng đều đã có và nằm trong nướu răng. Khoảng 6 tháng tuổi, các răng sẽ dần dần nhú ra. Đầu tiên là 2 răng cửa dưới, tiếp đó là 4 răng cửa trên, thông thường mọc từng cặp, mỗi bên 1 cái. Các giai đoạn thông thường của mọc răng như sau:

  • 11 tháng tuổi: 4 răng,
  • 15 tháng tuổi: 8 răng,
  • 19 tháng tuổi: 12 răng,
  • 23 tháng tuổi: 16 răng,
  • Khoảng 3 tuổi: hầu hết sẽ mọc đủ 20 cái răng sữa.

Tuy nhiên, không phải bé nào cũng sẽ mọc răng theo chu trình giống nhau.

Một số nguyên nhân bệnh lý gây chậm mọc răng

Đa số trường hợp mọc răng muộn có thể chỉ là một đặc điểm bình thường của gia đình, có thể so sánh với thời điểm mọc răng của ba mẹ lúc nhỏ hoặc với anh chị em ruột.

Các nguyên nhân ít gặp khác:

  • Bất thường di truyền: loạn sản răng, rối loạn phát triển răng, hội chứng Down, suy giáp, suy tuyến yên, lùn do bất sản sụn, bệnh bất thường về xương,
  • Còi xương kháng vitamin D (bệnh lý di truyền: giảm phosphate máu),
  • Thiếu dinh dưỡng, thiếu máu,
  • U nang hoặc khối u trong nướu,
  • Bệnh lý gen "không có mầm răng" (anodontia) hoàn toàn hoặc một phần ("thiếu răng").

Khi răng con không mọc như thông thường, ba mẹ có cần đưa con đi khám?

Câu trả lời là ba mẹ không nên quá lo lắng vì không trẻ nào mọc răng giống nhau cả.

Tuy nhiên, nếu 16 tháng tuổi mà trẻ chưa có cái răng nào, ba mẹ nên đưa con đến gặp nha sĩ và bác sĩ nhi để kiểm tra có nguyên nhân đặc biệt nào không.

Và ba mẹ nên nhớ rằng dù răng mọc sớm hay muộn thì việc chăm sóc răng cho con ngay khi răng mới nhú là điều tốt nhất ba mẹ có thể làm để giúp trẻ có sức khỏe răng miệng lâu dài.

Tác giả: Ths. BS. Lê Thị Kim Dung - Chuyên khoa Nhi Phòng khám CarePlus

Bài viết được đăng trên Báo Tuổi trẻ số ngày 16.12.2019

Bài viết gần đây/mới

Lý Giải Lý Do Phụ Nữ Dễ Mắc Bệnh Lý Tuyến Giáp
Tuyến giáp – bộ phận “nhỏ bé” nhưng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì hoạt động chuyên hóa và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các bệnh lý tuyến giáp lại có xu hướng “ưa chuộng” phụ nữ hơn nam giới. Tại sao lại như vậy? Bài viết này sẽ giúp bạn lý giải rõ ràng và nhắc nhở rằng, mặc dù tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn, nhưng nam giới vẫn không nên chủ quan.

CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TOÀN DIỆN – ĐẦU TƯ NHỎ, LỢI ÍCH LỚN!
Chăm sóc sức khỏe răng miệng là bước đầu cho việc gìn giữ sức khỏe tổng thể và đảm bảo chất lượng cuộc sống. Tham khảo ngay các dịch vụ chăm sóc - điều trị và thẩm mỹ nha khoa tại CarePlus.

”YÊU” KHÔNG AN TOÀN - KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM?
Quan hệ tình dục không an toàn nghĩa là quan hệ bằng đường sinh dục, hậu môn hoặc đường miệng mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ. Việc xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục đúng thời điểm rất quan trọng. Vì sẽ tránh nhận kết quả âm tính giả, tránh nguy cơ làm bỏ sót bệnh dẫn đến xuất hiện biến chứng do không điều trị kịp thời và làm lây lan bệnh.

By ThS. BS CKI. Nguyễn Thị Thuỳ Liên

CHẤT GÂY RỐI LOẠN NỘI TIẾT – "THỦ PHẠM" THẦM LẶNG CỦA DẬY THÌ SỚM
Dậy thì sớm ở trẻ em đang là vấn đề đáng quan tâm trên toàn thế giới hiện nay. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận sự giảm tuổi dậy thì, cụ thể là tuổi bắt đầu phát triển ngực (Thelarche) và tuổi bắt đầu có kinh nguyệt (Menarche), trong suốt thế kỷ qua, với ước tính giảm khoảng từ 2-3 tháng trong mỗi thập kỷ.

By BS. CK1. Lại Thị Bích Thủy

KHÁM - TẦM SOÁT SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP TOÀN DIỆN TẠI CAREPLUS
Khám - tầm soát sức khỏe cơ xương khớp ngay khi nhận thấy triệu chứng bất thường để phát hiện nguy cơ, điều trị bệnh kịp thời cũng như có kế hoạch cải thiện sức khỏe. Tham khảo ngay các dịch vụ khám tư vấn cơ xương khớp và chẩn đoán hình ảnh tại CarePlus!

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}