ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Cách đo nhiệt độ chính xác cho bé

Khi khám cho một bé bị bệnh, bác sĩ sẽ hay hỏi ba mẹ ‘rất kỹ’ về tính chất của sốt, thời gian, và đáp ứng của trẻ đối với thuốc hạ sốt. Nếu ba mẹ cung cấp thông tin càng nhiều, chính xác, thì sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh dễ dàng và hạn chế xét nghiệm tối đa. Nhưng cái khó là không phải bé nào cũng cho ba mẹ cặp nhiệt độ, nhiều phụ huynh đã tìm tòi nhiều loại nhiệt kế để sử dụng, và thật sự rối lên vì quá nhiều thông tin không rõ ràng. Vậy cách cặp nhiệt độ nào là đúng và chính xác nhất???

Cách đo nhiệt độ chính xác cho bé

1. Khi nào gọi là sốt?

+ Nhiệt độ hậu môn, tai ≥ 38.0 độ C
+ Nhiệt độ nách, miệng ≥ 37.5 độ C

2. Lựa chọn cách đo nhiệt độ chính xác và phù hợp với từng lứa tuổi😀

+ Trẻ sơ sinh đến 2 tuổi: nhiệt độ hậu môn (lựa chọn 1), nhiệt độ nách (lựa chọn 2), không đo các cách khác.
+ Trẻ 2 < tuổi < 5 tuổi: nhiệt độ hậu môn (lựa chọn ưu tiên), nhiệt độ nách
+ Trẻ trên 5 tuổi : đo nhiệt độ miệng (ưu tiên)

3. Các cách đo nhiệt độ thường sử dụng & Một số lưu ý:

  • Đo nhiệt độ hậu môn

- Sử dụng nhiệt kế thủy ngân (không khuyến cáo), khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân cần vẫy cho cột nhiệt kế thủy ngân xuống dưới mức 36 độ C.
- Nhiệt kế điện tử (ưu tiên sử dụng)
- Thoa Vaseline bôi trơn nhiệt kế
- Nhét nhiệt kế vào hậu môn khoảng 1.5cm đến 2.5cm, giữ nhiệt kế bằng 2 ngón tay
- Nhiệt kế thủy ngân: giữ 2 phút; Nhiệt kế điện tử: giữ 1 phút cho đến khi nghe báo hiệu
- Vệ sinh bằng xà phòng sau khi sử dụng

  • Đo nhiệt độ ở miệng

- Vệ sinh nhiệt kế trước khi cho vào miệng (Rửa nước, sát khuẩn bằng alcohol rồi rửa lại)
- Không ăn uống thức ăn trước khi cặp nhiệt độ ít nhất 15 phút
- Để dưới lưỡi bé, ngậm chặt bằng môi
- Nhiệt kế thủy ngân: giữ 2 phút; Nhiệt kế điện tử: giữ 1 phút đển khi nghe báo hiệu
- Vệ sinh sau khi sử dụng

  • Đo nhiệt độ nách

- Lau khô nách trước khi cặp nhiệt độ
- Thời gian đo ít nhất 5 phút

 
 
  • Đo nhiệt độ ngoài da vùng trán

ĐO NHIỆT ĐỘ NGOÀI VÙNG TRÁN bằng máy đo tia hồng ngoại: kém chính xác, dễ sai số kết quả, bỏ sót nhiều trường hợp và sốt cao, nhiệt độ thường thấp hơn so với thực tế.
- Sai số thường do: máy kém chất lượng, khoảng cách không đúng, da ẩm ướt, tình trạng co mạch trên da
- Môi trường quá nóng hay lạnh
=> Do đó ba mẹ cần chú ý kỹ cách hướng dẫn sử dụng trên sản phẩm

Một số lưu ý khi đo nhiệt độ ngoài da vùng trán cho một số máy thường dùng:
- Lau khô trán
- Khoảng cách đo (cách xa da bao nhiêu cm, hay đo trực tiếp trên da)
- Vùng da đo (từ giữa trán sang thái dương)
- Chú ý khâu bảo quản máy vì đầu dò dễ hư và làm sai kết quả

 
 
  • Đo nhiệt độ tai

- Vệ sinh máy, tai sạch và ít ráy, không bị bệnh về tai
- Máy đo phải ôm trọn lỗ tai bé
- Kéo nhẹ tai bé ra sau và lên trên khi đo
- Đo khi bé ngồi hay nằm yên trong 2 giây

 

Bài viết gần đây/mới

4 NGUYÊN TẮC VÀNG - CHĂM SÓC TRẺ BỊ SỞI AN TOÀN, MAU KHỎE
Mỗi mùa dịch sởi bùng phát, ba mẹ lại thêm lo lắng cho sức khỏe của con. Đáng ngại hơn, sởi không chỉ gây sốt, phát ban mà còn dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy dinh dưỡng, thậm chí làm suy giảm miễn dịch, khiến trẻ dễ mắc bệnh khác sau khi khỏi sởi.

By Ths. BS. Lê Thị Kim Dung

LÝ GIẢI LÝ DO PHỤ NỮ DỄ MẮC BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP
Tuyến giáp – bộ phận “nhỏ bé” nhưng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì hoạt động chuyên hóa và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, các bệnh lý tuyến giáp lại có xu hướng “ưa chuộng” phụ nữ hơn nam giới. Tại sao lại như vậy? Bài viết này sẽ giúp bạn lý giải rõ ràng và nhắc nhở rằng, mặc dù tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cao hơn, nhưng nam giới vẫn không nên chủ quan.

CHĂM SÓC SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG TOÀN DIỆN – ĐẦU TƯ NHỎ, LỢI ÍCH LỚN!
Chăm sóc sức khỏe răng miệng là bước đầu cho việc gìn giữ sức khỏe tổng thể và đảm bảo chất lượng cuộc sống. Tham khảo ngay các dịch vụ chăm sóc - điều trị và thẩm mỹ nha khoa tại CarePlus.

”YÊU” KHÔNG AN TOÀN - KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM?
Quan hệ tình dục không an toàn nghĩa là quan hệ bằng đường sinh dục, hậu môn hoặc đường miệng mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ. Việc xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục đúng thời điểm rất quan trọng. Vì sẽ tránh nhận kết quả âm tính giả, tránh nguy cơ làm bỏ sót bệnh dẫn đến xuất hiện biến chứng do không điều trị kịp thời và làm lây lan bệnh.

By ThS. BS CKI. Nguyễn Thị Thuỳ Liên

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}