ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Bệnh tim mạch và Covid-19: Những điều đã biết và những điều chưa biết

Bệnh tim mạch và Covid-19: Những điều đã biết và những điều chưa biết

23/03/2020 3:02:10 CH

Những điều đã biết

1. Người có bệnh tim mạch và tăng huyết áp dễ bị diễn tiến nặng nếu nhiễm COVID-19

Thống kê từ những vùng xảy ra đại dịch đều cho thấy những người bị nặng và tử vong có tiền sử tăng huyết ápbệnh tim mạch.

Cụ thể, trong số những ca tử vong ở Trung Quốc, 13.2% có tiền sử bệnh tim mạch và 8.4% có tiền sử tăng huyết áp. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy trong những trường hợp COVID-19 nặng, tỷ lệ cao có tiền sử tăng huyết áp, bệnh mạch vành và tai biến mạch máu não.

2. Có bệnh tim mạch và tăng huyết áp nhưng điều trị ổn sẽ ít nguy cơ hơn người không kiểm soát.

Đối với những trường hợp chuẩn bị phẫu thuật, hoặc phải hóa trị ung thư, hoặc bị nhiễm trùng hô hấp nặng, và có bệnh tim mạch hay tăng huyết áp kèm theo, kết quả đều cho thấy những bệnh nhân này nếu huyết áp và bệnh tim được kiểm soát tốt thì tiên lượng luôn tốt hơn.

(Bị tăng huyết áp không phải là “án tử”, người bị tăng huyết áp nhưng điều trị tốt, huyết áp luôn ổn định ở mức trị số “kiểm soát tốt”, thì các nguy cơ bệnh tật khác cũng tương tự như người không bị tăng huyết áp)

3. Tự ngưng thuốc, hoặc tự thay đổi thuốc sẽ dẫn đến rất nhiều biến cố nguy hiểm.

Cũng như những bệnh lý mãn tính khác uống thuốc là để khống chế huyết áp tăng cao, kiểm soát các nguy cơ làm cho mạch máu bị tắc nghẽn và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc ngưng thuốc đột ngột không có hướng dẫn của Bác sỹ sẽ vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến việc huyết áp tăng vọt hoặc gây ra cơn đau tim, tai biến mạch máu não.

Những điều chưa biết

  • Một số loại thuốc huyết áp làm tăng nguy cơ diễn tiến nặng nếu nhiễm COVID-19?

Một vài BS giả thuyết rằng các thuốc có tác động trên thụ thể ACE-2 như nhóm thuốc ACE-i (như Losartan, Irbesartan, Valsartan..) và nhóm thuốc ARB (Enalapril, Perindopril, Lisinopril, Captopril…) có thể làm tăng nguy cơ bệnh nặng và tử vong khi nhiễm COVID-19.

Virus SARS-CoV tấn công vào tế bào ở phổi qua “cánh cửa” là thụ thể ACE-2. Các thuốc trên làm tăng số lượng “cánh cửa” trên bề mặt tế bào, nên về lý thuyết virus có thể dễ xâm nhập tế bào hơn.

Tuy nhiên, đây chỉ là nhận xét lý thuyết mà cho đến thời điểm này không có chứng cứ khoa học nào xác nhận.

Các hiệp hội tim mạch lớn trên thế giới như Hội Tim mạch châu Âu ESC, Hội Tim mạch Mỹ AHA, ACC, đồng loạt lên tiếng khẳng định bệnh nhân không nên tự ngưng các thuốc này.

BS cũng không nên vội vàng thay đổi điều trị cho đến khi có khuyến cáo chính thức của các tổ chức chuyên ngành.

Lời khuyên của BS Tim mạch

  1. Cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn tự phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.
  2. Chích ngừa đầy đủ đặc biệt là vaccine viêm phổi phế cầu và vaccine cúm
  3. Nhớ uống thuốc đều đặn, không nên gián đoạn việc điều trị để đảm bảo tình trạng tim mạch ổn định trong mùa dịch COVID-19
  4. Tuyệt đối không tự ngưng các thuốc huyết áp và tim mạch, hoặc tự thay thế mà không hỏi ý kiến BS.
  5. Nếu cần, hãy liên lạc và trao đổi với BS tim mạch về những thông tin liên quan đến bệnh của mình. Tin tức y khoa cần phải được BS lý giải và cân nhắc trước khi áp dụng.

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}