ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Nắm Tay Con Vượt Qua Mùa Bệnh Tay Chân Miệng

Bệnh TCM ở trẻ em đang diễn tiến phức tạp và đã có những ca tử vong được báo cáo. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Tuy nhiên, chỉ cần bình tĩnh hiểu đúng về bệnh: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa, ba mẹ sẽ có thể cùng con vượt qua mùa bệnh thật nhẹ nhàng.

Nắm Tay Con Vượt Qua Mùa Bệnh Tay Chân Miệng

 

  • Sốt hơn 2 ngày; sốt từ 39 độ hơn, uống thuốc khó hạ
  • Nôn ói hay nhợn ói hoài
  • Giật mình chới với 
  • Không đi vững, tay chân run, yếu, người run
  • Thở mệt, da nổi bông, tay chân lạnh

  • Uống nước nhiều, nghỉ ngơi
  • Trẻ có thể biếng ăn do đau miệng, không cho trẻ ăn đồ nóng, cay, chua, làm mát thức ăn (lưu ý không phải để quá lạnh), thức ăn mềm
  • Sốt: uống hạ sốt, theo chỉ định bác sỹ
  • Theo dõi sát dấu hiệu nặng

  • Giữ vệ sinh cá nhân người lớn và cả trẻ nhỏ: dạy trẻ không đưa tay vào miệng, rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, che miệng khi ho, hắt hơi,...
  • Khử khuẩn khu vực trẻ sinh hoạt, đồ chơi, vật dụng bằng Cloramin B 2% và Javen định kỳ (mỗi tuần) và khi trong nhà có trẻ bị bệnh (mỗi ngày) (trạm y tế phường có sẵn).
  • Cho trẻ bệnh nghỉ học ít nhất 10 ngày để theo dõi trẻ tại nhà và hạn chế lây bệnh cho bé khác.

1. TAY CHÂN MIỆNG LÀ PHẢI SỐT?

Có những trường hợp chỉ sốt nhẹ, hoặc không sốt nên ba mẹ không chú ý, dễ bỏ qua bệnh của con, nhiều trường hợp trẻ vào viện có biến chứng nặng mà vẫn chưa phát hiện ra trẻ có bệnh.

2. SỐT CAO LÀ NGUY HIỂM, SỐT NHẸ LÀ AN TOÀN?

Trẻ sốt nhẹ vẫn nguy cơ biến chứng thần kinh.

3. TAY CHÂN MIỆNG THÌ CẢ BAN & MỤN NƯỚC PHẢI MỌC ĐỦ Ở CẢ TAY, CHÂN & MIỆNG?

Có trẻ chỉ có nổi ban, có trẻ chỉ lở miệng… và có trẻ thậm chí không nổi gì cả.

4. BAN, MỤN NƯỚC MỌC CÀNG NHIỀU, BỆNH CÀNG GIẢM (DO ĐỘC PHÁT RA HẾT RỒI)?

Độ nặng của bệnh không liên quan đến chuyện nổi ban hay lở miệng nhiều hay ít.

5. BỆNH CHỈ LÂY QUA ĐƯỜNG MIỆNG (ĂN UỐNG)?

Virus dễ dàng lây qua đường miệng và cả đường hô hấp (virus nằm trong nước bọt rất nhiều): khi trẻ ho, hắt hơi, hoặc sau khi đi vệ sinh không rửa tay sạch (đường phân) sẽ lây cho trẻ khác.

Bài viết gần đây/mới

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHĂM SÓC SỨC KHÓE NGUỒN NHÂN LỰC TỪ HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CAREPLUS
Nhờ chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, sự hài lòng trong công việc và hiệu suất của đội ngũ nhân viên sẽ được tối ưu. Qua đó, doanh nghiệp có thể gìn giữ nhân tài, thu hút ứng viên mới và duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}