ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Sự thật về thuốc sốt rét Hydroxychloroquine trong điều trị & phòng ngừa COVID-19

Gần đây một số thông tin trên báo chí có đề cập đến Hydroxychloroquine được dùng trong điều trị và phòng ngừa virus Corona, điều này là một tin vui trong nghiên cứu điều trị bệnh dịch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều về Hydroxycloroquine chưa được tiết lộ .

Sự thật về thuốc sốt rét Hydroxychloroquine trong điều trị & phòng ngừa COVID-19
  1. Hydroxychloroquine đã được dùng trên một nhóm nhỏ trong đại dịch Corona tại Vũ Hán nhưng chưa có bằng chứng thuốc đủ hiệu quả và an toàn cho mọi đối tượng sử dụng. Đây là thuốc dùng điều trị sốt rét và được dùng trong một số bệnh miễn dịch mãn tính nhằm mục đích giảm phản ứng viêm.
     
  2. Tính từ thời điểm hiện tại Tổng Thống Trump - Hoa Kỳ mới chỉ ra yêu cầu FDA Mỹ tiến hành nghiên cứu thôi, chứ chưa có thông tin cho phép được chỉ định dùng cho bệnh nhân nhiễm Corona.
     
  3. Thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ, liều độc rất gần liều điều trị. Nếu tự ý dùng thuốc mà không được theo dõi kỹ tác dụng phụ thì có thể gây biến chứng nặng ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như mắt, tim, tiêu hóa, thần kinh. Nhiều trường hợp đã dùng thuốc nhằm mục địch tự tử, còn đối với trẻ con rất dễ tử vong nếu chẳng may uống lầm thuốc. Nếu trong trường hợp may mắn thuốc có hiệu quả điều trị thì chắc chắn chỉ được dùng trong một số trường hợp đặc biệt như bệnh nhân trở nặng chứ không dùng đại trà như thuốc hạ sốt được.
     
  4. Như chúng ta đã biết đa phần nhiễm Corona tự khỏi đâu cần dùng thuốc đặc trị, vì vậy việc mua thuốc và tích trữ thuốc chính là lãng phí vì để thuốc hết hạn mà không được sử dụng đúng mục đích và làm mất đi cơ hội cứu sống những người đang trở nặng phải cần dùng đến thuốc, chưa kể những bệnh nhân mắc các bệnh khác không có thuốc để uống là điều không nhân văn, và khi nguồn dự trữ thuốc tại bệnh viện mà giảm là đồng nghĩa việc tăng tỷ lệ tử vong các ca nặng lên rất nhiều.
     
  5. Thuốc được mua dự trữ chưa chắc sẽ được BS cho phép dùng tại bệnh viện do nguy cơ mua thuốc giả hoặc thuốc không chất lượng do không rõ nguồn gốc.

Qua những dòng thông tin trên, hy vọng sẽ cung cấp cho quý vị những thông tin hữu ích về thuốc Hydroxychloroquine trong điều trị dịch bệnh Corona hiện tại. 

Nguồn tham khảo: Information for Clinicians on Therapeutic Options for COVID-19 Patients –CDC –Corona Virus disease 2019

-----------

Đừng lo lắng và hoảng sợ nếu bạn là F0 hay F1 đang cách ly tại nhà. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm của CarePlus luôn sẵn sàng để trợ giúp qua Chương trình HỖ TRỢ THEO DÕI VÀ TƯ VẤN TỪ XA CHO NGƯỜI ĐANG CÁCH LY TẠI NHÀ, bao gồm dịch vụ 1 lần tư vấn hoặc gói 7 lần tư vấn trong 8 ngày . Tìm hiểu thêm và Đăng ký TẠI ĐÂY

 

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}