ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Viêm Phổi, Viêm Phế Quản - Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ Khi Trời Lạnh

Viêm Phổi, Viêm Phế Quản - Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ Khi Trời Lạnh

16/01/2018 2:40:15 CH

Viêm phế quản là bệnh viêm đường hô hấp dưới rất hay gặp ở nhóm trẻ dưới 2 tuổi.

- Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh, mùa mưa, thường do siêu vi và vi trùng gây ra.

1. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh

- Trẻ có sự suy giảm đáng kể dung lượng khí thở ra và thường bị ho, khò khè trong thời gian dài.

- Trẻ sinh non tháng, trẻ bị suy hô hấp sau sinh phải hô hấp hỗ trợ, bị tim bẩm sinh

- Trẻ sinh sống trong một môi trường ô nhiễm, chật hẹp, hít phải nhiều khói thuốc lá, trẻ trong gia đình có người bị suyễn, dị ứng.

2. Triệu chứng lâm sàng

- Khởi phát thường: Sốt cao, ho khan, thở nhanh…

- Bệnh cũng có thể biểu hiện ở dạng cấp tính với suy hô hấp cấp, thở nhanh, tim nhanh, tím tái, toát mồ hôi lạnh.

3. Chăm sóc khi trẻ bị viêm phế quản

Khi thấy trẻ có những triệu chứng sau: hơi thở khò khè, lỗ mũi thở phập phồng và hơi thở sâu trông như trẻ cần có không khí để thở, rồi ho dữ dội… thì phải nghĩ ngay là trẻ đã mắc bệnh viêm phế quản - viêm phổi nên cho trẻ đi thăm khám ngay lập tức.

Việc chữa trị nhanh nhất được kết hợp với dùng thuốc kháng sinh, rồi các loại thuốc ho dạng nước để làm hóa lỏng các dịch tiết ra giúp trẻ ho tống ra ngoài.

Khi thấy trẻ hô hấp khó khăn hơn hay thở nhanh, mồ hôi vã ra, trẻ không uống nước thì buộc đưa đi cấp cứu ngay tại một bệnh viện nào đó gần nhất.

4. Những biện pháp đề phòng cho trẻ

- Yêu cầu những người gần gũi với trẻ không được hút thuốc.

- Luôn rửa tay sạch sẽ khi chăm sóc trẻ.

- Cách ly với trẻ khi bị cảm nặng hoặc cúm.

- Khi bị cảm, tránh hôn hít lên mặt trẻ.

- Không nên để trẻ trong nhà dùng lẫn lộn bình sữa, thìa, chén… và sau khi dùng cần rửa sạch.

- Vào mùa thu và mùa đông, cố gắng không để trẻ nhỏ lui tới những nơi công cộng (đi xe buýt, siêu thị…), nơi dễ có những người bị cảm.

- Ở nhà giữ nhiệt độ ổn định, không quá thấp (dưới 25 độ C) và cần làm cho nhà thông thoáng hàng ngày.

- Khi trẻ bị cảm và ngạt mũi thì nên rỏ nước muối sinh lý vào mũi để trẻ không tắc mũi

- Khi chăm sóc trẻ bị bệnh: đặt trẻ nằm ngửa, đầu hơi cao. Cho trẻ uống nước đều đặn. Làm thông mũi cho trẻ, nhất là trước khi cho bú.

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}