ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU

Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU

Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ là một cơn ác mộng không chỉ để lại sẹo Ở ngoài da mà còn dễ lây lan trong thời gian ngắn. Mặc dù nhiều người cho rằng chỉ là mụn nước nhưng thủy đậu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não và thậm chí là tử vong. Thời tiết nồm ẩm là lúc bệnh này bùng phát mạnh nhất. Hãy cùng  tìm hiểu kỹ về căn bệnh này để có biện pháp chăm sóc và phòng ngừa cho trẻ ba mẹ nhé! 

Bệnh thủy đậu có nguy hiểm không? 

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên varicella virus gây ra. Loại virus này là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn. Nhiều người lầm tưởng bệnh thủy đậu chỉ là bệnh ngoài da nên chủ quan và chỉ lo lắng tới mụn nước do thủy đậu có thể làm bội nhiễm da, để lại sẹo làm mất thẩm mỹ. Tuy nhiên biến chứng của thủy đậu gây ra còn nặng nề hơn thế rất nhiều, trẻ bị thủy đậu có nguy cơ bị viêm phổi, rối loạn tâm thần, hôn mê, viêm não, co giật,… nguy hiểm nhất là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.  

Thời tiết nóng ẩm là thời điểm bệnh thủy đậu bùng phát mạnh nhất. Nếu trẻ chưa mắc bệnh thủy đậu và chưa được tiêm phòng thủy đậu đầy đủ, trẻ có thể bị nhiễm bệnh. Đường lây truyền chủ yếu bằng đường hô hấp qua những giọt nước bắn ra từ người bệnh hoặc do tiếp xúc trực tiếp qua da có mụn nước. 

Trước khi có vắc xin, hơn 90% người đã từng nhiễm bệnh khi họ 15 tuổi. Nhiều người nhớ mình đã mắc bệnh thủy đậu hoặc đã nhìn thấy trên người khác. Khó có thể quên cảm giác phát ban ngứa do virus varicella- virus gây bệnh thủy đậu. Ngày nay, nhờ sự ra đời của vắc xin varicella – bệnh thủy đậu đã giảm dần. 

Biểu hiện lâm sàng của bệnh thủy đậu là gì? 

Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu Ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.  

Bóng nước da từ 3-10mm, lúc đầu dịch trong sau 24 giờ hóa đục và nhiều lứa tuổi ( có bóng nước mới xen kẽ bóng nước hóa đục, bóng đã đóng mày hay bong vảy). 

Bóng nước có thể mọc Ở mặt, thân mình và tứ chi, ngay cả trong niêm mạc lưỡi và miệng. 

Sự hình thành mụn nước mới thường dừng lại trong vòng 4 ngày và hầu hết các tổn thương đóng vảy hoàn toàn vào ngày 6 Ở người bệnh. Lớp vảy có xu hướng bong ra trong khoảng 1 đến 2 tuần và để lại một vùng da bị giảm sắc tố tạm thời. 

Thường bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thủy đậu bằng cách nhìn vào tổn thương phát ban da. Trong một số trường hợp, các xét nghiệm bổ sung có thể được sử dụng. 

Bệnh thủy đậu có thời gian ủ bệnh và lây nhiễm rất nhanh 

  • Thời gian Ủ bệnh trung bình của bệnh thủy đậu là 14 đến 16 ngày, đôi khi có thể giao động từ 10 đến 21 ngày  

  • Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan và người bị nhiễm bệnh có thể truyền bệnh ngay cả trước khi phát ban hoặc khi có bất kỳ dấu hiệu bị bệnh. 

  •  Thời kỳ lây nhiễm thường được coi là kéo dài từ 48 giờ trước khi bắt đầu phát ban cho đến khi các tổn thương da đóng vảy hoàn toàn.

 

Biến chứng của bệnh thủy đậu 

Mặc dù vắc xin làm giảm đáng kể các biểu hiện bệnh nhưng các biến chứng vẫn có thể xảy ra gồm: 

  • Nhiễm trùng da/mô mềm :  các biến chứng nhiễm trùng bao gồm viêm mô tế bào, viêm cơ, viêm cân hoại tử và hội chứng sốc nhiễm độc. 

  • Biến chứng thần kinh: các biến chứng thần kinh ít gặp hơn bao gồm viêm màng não vô khuẩn, viêm tủy cắt ngang, viêm mạch và liệt nửa người. 

  • Hội chứng reye: có dùng aspirin để hạ sốt trong thời gian nổi bóng nước kèm rối loạn tri giác, co giật, buồn nôn, nôn ói... 

  • Viêm phổi: Ở trẻ có hệ miễn dịch bình thường khi bị thủy đậu, hiếm gặp biến chứng viêm phổi. Ngược lại  Ở người lớn  viêm phổi chiếm phần lớn tỷ lệ mắc bệnh và tử vong mặc dù  kể từ khi có vắc xin, bệnh đã trở nên hiếm gặp hơn trước kia. 

  • Các biến chứng ít gặp khác như viêm gan do thủy đậu, viêm thanh quản, viêm tai giữa… 

Biện pháp phòng tránh lâu dài và hiệu quả bệnh thủy đậu Ở trẻ em chính là tiêm chủng vaccine thủy đậu theo đúng lịch. Lịch tiêm chủng ngừa bệnh thủy đậu cho trẻ gồm: 

  • Mũi 1: tiêm khi trẻ trên 1 tuổi. 

  • Mũi 2: tiêm khi trẻ từ 1 - 13 tuổi: mũi 2 tiêm cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng, trẻ 13 tuổi trở lên: tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng. 

  • Nếu chưa tiêm ngừa vaccine thủy đậu nhưng đã tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu cần tiêm chủng ngừa trong 3 ngày sau đó. 

Vắc xin thủy đậu đã được chứng minh là một biện pháp hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của virus và giảm nguy cơ mắc bệnh thủy đậu đáng kể. Đối với những phụ huynh nào còn đang do dự hoặc có thắc mắc về vắc xin thủy đậu, hãy tham khảo Ý kiến của các bác sĩ và cho trẻ chích ngừa phòng bệnh sớm nhất. 

Để đặt lịch tiêm chủng, hãy liên hệ ngay với careplus qua free hotline 1800 6116 để được tư vấn miễn phí nhanh chóng nhất! 

 

 

 

Bài viết liên quan

Cần Làm Gì Khi Vào Mùa Thủy Đậu?
Để bảo vệ con bạn, bạn và những người thân khỏi bệnh Thuỷ đậu, dưới đây là những thông tin bạn cần biết để đi qua mùa Thuỷ đậu một cách an toàn.

Bài viết được tư vấn bởi BS. CK1. Phạm Thị Thùy Trang

Bệnh thủy đậu: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị nhanh khỏi
Bệnh thủy đậu (hay trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan nhanh, xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em. Bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn vào mùa xuân, thời tiết nồm ấm. Biểu hiện nhận biết của bệnh là các mụn rộp nước nổi khắp người, niêm mạc miệng, lưỡi. Thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, vì vậy cần hết sức lưu ý để có biện pháp điều trị và phòng ngừa kịp thời.

Bài viết gần đây/mới

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

TRẺ BỊ TÁO BÓN KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM?
Táo bón là vấn đề thường gặp ở trẻ em ở mọi lứa tuổi. Trẻ bị táo bón có thể đi tiêu ít hơn bình thường hoặc đi tiêu khó khăn, phân lớn - cứng hoặc đi đại tiện đau đớn. Hầu hết trẻ bị táo bón thường được giải quyết bằng những thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc hành vi hoặc đôi khi bằng thuốc. Vậy trường hơp nào nên cho trẻ đi khám?

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}