ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM ĐẦU DÒ ÂM ĐẠO TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ PHỤ KHOA

Siêu âm đầu dò âm đạo là kỹ thuật sử dụng đầu dò siêu âm chuyên dụng đưa vào trong âm đạo nhằm đánh giá buồng trứng, tử cung và các thành phần tiểu khung, và phương pháp này áp dụng cho phụ nử đã có gia đình, đã có QHDT.

VAI TRÒ CỦA SIÊU ÂM ĐẦU DÒ ÂM ĐẠO TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ PHỤ KHOA

04/09/2024 9:10:46 SA

Siêu âm đầu dò âm đạo là một phương pháp hiện đại, được các bác sĩ chuyên khoa sử dụng để kiểm tra và chẩn đoán các bệnh lý phụ khoa. Phương pháp này có độ chính xác cao và mang lại kết quả nhanh chóng nhờ vào việc sử dụng đầu dò chuyên dụng, được đưa trực tiếp vào âm đạo để khảo sát các cơ quan như tử cung, buồng trứng và các vùng tiểu khung. Qua đó, bác sĩ có thể thu thập được những bằng chứng cần thiết để đưa ra chẩn đoán chính xác và lộ trình điều trị phù hợp. 

Siêu Âm Đầu Dò Âm Đạo – Công Cụ Phát Hiện Hiệu Quả Các Bệnh Phụ Khoa 

Phương pháp này không chỉ hỗ trợ đánh giá sức khỏe sinh sản như theo dõi quá trình phát triển trứng, kiểm tra rụng trứng hay đo độ dày niêm mạc tử cung mà còn giúp chẩn đoán một số bệnh lý phụ khoa quan trọng: 

- Viêm vùng chậu: Đây là bệnh có thể gây vô sinh hoặc tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Nếu bạn cảm thấy đau bụng dưới, tiết dịch âm đạo bất thường, sốt, đau khi quan hệ, hãy nhanh chóng thực hiện siêu âm đầu dò để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

- U nang buồng trứng: Một bệnh lý khá phổ biến nhưng thường không có triệu chứng rõ ràng. Việc khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. 

- U xơ tử cung: Các khối u nhỏ hình thành bên trong tử cung. Siêu âm đầu dò giúp bác sĩ xác định kích thước và vị trí của u xơ thông qua hình ảnh chi tiết. 

- Ung thư tử cung: Siêu âm đầu dò có khả năng phát hiện các bất thường trong tử cung, giúp sớm nhận diện các dấu hiệu của ung thư tử cung. 

- Viêm tắc ống dẫn trứng: Phương pháp này giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí bị tắc và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. 

Ngoài việc chẩn đoán các bệnh lý phụ khoa, siêu âm đầu dò còn rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai, giúp: 

- Phát hiện sớm thai ngoài tử cung. 

- Kiểm tra nhịp tim thai nhi từ tuần thứ 6 – 8. 

- Phát hiện các bất thường của nhau thai. 

- Đo chiều dài cổ tử cung để dự đoán nguy cơ sinh non. 

- Xác định nguyên nhân gây chảy máu bất thường trong thai kỳ. 

Khi Nào Nên Thực Hiện Siêu Âm Đầu Dò Âm Đạo? 

Siêu âm đầu dò âm đạo là kỹ thuật sử dụng đầu dò siêu âm chuyên dụng đưa vào trong âm đạo nhằm đánh giá buồng trứng, tử cung và các thành phần tiểu khung, và  phương pháp này áp dụng cho phụ nử đã có gia đình, đã có QHDT.  Và Đối với những phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc đang bị viêm nhiễm cấp vùng âm đạo cũng không được bác sĩ chỉ định sử dụng phương pháp này.  

Siêu âm đầu dò là một trong những kỹ thuật được sử dụng rộng rãi hiện nay, phương pháp này không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp thăm khám phụ khoa đều được chỉ định siêu âm đầu dò.  

Vì vậy, khi bạn gặp phải các triệu chứng như đau vùng chậu kéo dài, rối loạn kinh nguyệt, chảy máu âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục, khí hư có mùi hôi hoặc vùng kín ngứa và khô, hãy cân nhắc việc thăm khám tư vấn bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa để có thể khám và điều trị kịp thời. Và theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ từ 6 tháng-1 năm/lần để chủ động bảo vệ sức khỏe sinh sản.  

Chuyên khoa Sản phụ của Phòng khám CarePlus cung cấp dịch vụ chẩn đoán, điều trị chuyên sâu, hiệu quả các bệnh lý phụ khoa và sản khoa. Chúng tôi mang đến những giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho phụ nữ, đề cao sự thoải mái với mỗi bác sĩ là một người bạn thân, mỗi lần khám là một trải nghiệm nhẹ nhàng. 

Khi có bất kỳ thắc mắc gì về các bệnh phụ khoa thường gặp, quý khách hàng vui lòng liên hệ free hotline 1800 6116 hoặc inbox với fanpage để được tư vấn tận tình và hướng dẫn chi tiết. 

Nguồn tham khảo: Wikipedia contributors. (2024, June 12). Ultrasonic transducer. Wikipedia. https://en.wikipedia.org/wiki/Ultrasonic_transducer 

Smith, R. J. (n.d.). Ultrasonic transducer | sound device. Encyclopedia Britannica. https://www.britannica.com/technology/ultrasonic-transducer 

Bài viết gần đây/mới

ĐIỂM DANH 6 LOẠI VIÊM KHỚP GÂY ĐAU ĐẦU GỐI THƯỜNG GẶP
Viêm khớp là tình trạng sụn khớp bị bào mòn khiến khớp xương ma sát nhiều với nhau, gây sưng và đau khớp dữ dội. Tìm hiểu ngay 6 loại viêm khớp gây đau đầu gối thường gặp để biết cách phòng tránh và cải thiện bệnh hiệu quả.

TIÊU CHẢY 'GHÉ THĂM' KHI BÉ ĐI HỌC: MẸ ƠI PHẢI LÀM SAO?
Sau những ngày hè vui chơi thỏa thích, các bé hào hứng trở lại trường lớp. Nhưng thời tiết thay đổi và việc chưa quen với nếp sinh hoạt mới khiến sức đề kháng của bé giảm, dễ mắc phải các bệnh như tiêu chảy do virus hoặc vi khuẩn. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khi đi học, khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Đừng lo, mẹ chỉ cần nắm rõ cách xử lý đúng khi bé bị tiêu chảy để giảm thiểu rủi ro sức khỏe cho con nhé!

By ThS. BS. Sử Thị Như Ngọc

CẢNH BÁO NGUY CƠ ĐAU MẮT ĐỎ MÙA MƯA BÃO
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là bệnh phổ biến trong mùa mưa, đặc biệt tại các khu vực thiếu nước sạch, với tốc độ lây lan nhanh chóng và chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh do virus Adeno gây ra do lây qua đường hô hấp và tồn tại lâu trong môi trường, dễ phát tán trong cộng đồng có tiếp xúc gần.

By BS. CK2. Khương Thị Kha Ly

TÌM HIỂU VỀ CĂN BỆNH THALASSEMIA (TAN MÁU BẨM SINH)
Theo Viện Huyết học –Truyền máu trung ương năm 2022 tất cả 63 tỉnh và 54 dân tộc đều có người mang gen bệnh; với tỷ lệ mang gen bệnh trên 13% thì ước tính có khoảng 14 triệu người mang gen bệnh trên cả nước; nhiều dân tộc tỷ lệ mang gen thalassemia lên tới 30 – 40%, riêng dân tộc Kinh là 9,8%.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

XÉT NGHIỆM IGE ĐẶC HIỆU 72 DỊ NGUYÊN – TRUY TÌM CĂN NGUYÊN GÂY DỊ ỨNG
Nếu bạn cảm thấy cơ thể có những phản ứng kì lạ mà không rõ nguyên nhân, đừng ngần ngại kiểm tra với “Xét nghiệm IgE đặc hiệu 72 dị nguyên” để tìm ra giải pháp cho vấn đề sức khỏe của mình!

By Ths. Bs. Nguyễn Đoan Quỳnh

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}