ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

”YÊU” KHÔNG AN TOÀN - KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM?

Quan hệ tình dục không an toàn nghĩa là quan hệ bằng đường sinh dục, hậu môn hoặc đường miệng mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ. Việc xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục đúng thời điểm rất quan trọng. Vì sẽ tránh nhận kết quả âm tính giả, tránh nguy cơ làm bỏ sót bệnh dẫn đến xuất hiện biến chứng do không điều trị kịp thời và làm lây lan bệnh.

”YÊU” KHÔNG AN TOÀN - KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM?

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo, mọi người nên xét nghiệm các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục sau khi có quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình không phải là chồng/vợ hoặc bạn tình không rõ tiền sử tình dục. 

Tuy nhiên, có những khung thời gian cụ thể mà người bệnh cần lưu ý trước khi đi xét nghiệm. Bởi nếu xét nghiệm trước khoảng thời gian này thì nguy cơ kết quả xét nghiệm sẽ bị âm tính giả. Điều này có nghĩa là người bệnh đang mắc bệnh lý lây truyền qua đường tình dục nhưng lại được nhận kết quả xét nghiệm âm tính, làm bỏ sót bệnh dẫn đến tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng do không điều trị kịp thời và làm lây lan bệnh trong cộng đồng. 

CDC Hoa Kỳ khuyến cáo thời điểm tầm soát bệnh bao gồm:  

  • GIANG MAI: Khoảng 1 tháng sau khi quan hệ. Nên xét nghiệm lại sau 3 tháng nếu kết quả âm tính.  

  • HIV: Khoảng 2 tuần sau khi quan hệ. Nên xét nghiệm lại sau 3 tháng nếu kết quả âm tính.  

  • VIÊM GAN B: Khoảng 3 - 6 tuần sau khi quan hệ.  

  • VIÊM GAN C: Khoảng 2 tháng sau khi quan hệ. Nên xét nghiệm lại sau 6 tháng nếu kết quả âm tính.  

  • HPV: Khoảng 3 tuần đến vài tháng sau khi quan hệ.  

  • HSV (Virus Herpes simplex): Khoảng vài ngày (nếu xét nghiệm dịch tiết) hoặc vài tháng (nếu xét nghiệm kháng thể trong máu) sau khi quan hệ.  

  • TRICHOMONAS: Khoảng 1 tuần đến 1 tháng sau khi quan hệ.  

  • Lậu và Chlamydia: hằng năm, hoặc mỗi 3-6 tháng nếu có yếu tố nguy cơ như nhiều bạn tình hoặc quan hệ với bạn tình lạ  

ThS. BS CKI. Nguyễn Thị Thùy Liên - Chuyên Khoa Da Liễu - Hệ thống phòng khám Quốc tế CarePlus cho biết: "Một điều quan trọng khác cần lưu ý là người bệnh nên hạn chế mọi hoạt động tình dục trong thời gian chờ đợi, cho đến khi chắc chắn rằng mình không mắc bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục. 

Ngoài những người có quan hệ tình dục không an toàn nên được tầm soát bệnh dựa theo thời gian như trên, thì việc tầm soát định kỳ cũng được các tổ chức y tế trên thế giới khuyến cáo tùy theo mức độ nguy cơ của các đối tượng.”  

  •  Người từ 13 - 64 tuổi: Nên tầm soát HIV ít nhất 1 lần trong đời.  

  •  Phụ nữ trên 25 tuổi, đã quan hệ tình dục: Nên tầm soát lậu và Chlamydia hằng năm.  

  •  Phụ nữ dưới 25 tuổi, đã quan hệ tình dục: Nên tầm soát lậu và Chlamydia hằng năm nếu có kèm các yếu tố nguy cơ bao gồm có bạn tình mới, có nhiều bạn tình hoặc bạn tình mắc bệnh.  

  •  Phụ nữ mang thai: Tầm soát giang mai, HIV, viêm gan B, viêm gan C. Nếu có yếu tố nguy cơ thì nên tầm soát thêm lậu và Chlamydia.  

  • Nhóm có nguy cơ cao như quan hệ đồng giới, lưỡng giới, chuyển giới: Tầm soát HIV mỗi 3-6 tháng, tầm soát giang mai, lậu và Chlamydia hằng năm, hoặc mỗi 3-6 tháng nếu có yếu tố nguy cơ như nhiều bạn tình hoặc quan hệ với bạn tình lạ; tầm soát viêm gan C hằng năm nếu đang bị HIV. 

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trên, bạn nên đi xét nghiệm các bệnh STD ngay lập tức. Bạn cũng nên xét nghiệm định kỳ ít nhất một lần mỗi năm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình. Việc xét nghiệm các bệnh STD không chỉ giúp bạn bảo vệ chính mình mà còn giúp bạn bảo vệ bạn tình và người thân của bạn. Hãy nhớ rằng: Phòng bệnh hơn chữa bệnh! 

Bài viết gần đây/mới

BẢO VỆ TRẺ TỪ 6 TUẦN TUỔI VỚI VẮC XIN 6 TRONG 1 - ĐỂ HÀNH TRÌNH LỚN KHÔN CỦA CON KHỎE MẠNH
Hiện nay, vắc xin 6 trong 1 ngày càng được rất nhiều phụ huynh lựa chọn nhờ tính tích hợp hiệu quả và khả năng bảo vệ toàn diện cho trẻ nhỏ. Đây là loại vắc xin tích hợp 6 trong 1 giúp ngừa 6 bệnh nguy hiểm cho trẻ như bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt và vi khuẩn Hib. Hãy cùng CarePlus khám phá những lợi ích nổi bật của vắc xin 6 trong 1 trong bài viết này nhé!

1 PHÚT HIỂU NGAY VAI TRÒ CỦA CHỤP CT VÀ CHỤP MRI TRONG TẦM SOÁT BỆNH LÝ VÀ CHẤN THƯƠNG CƠ XƯƠNG KHỚP
Chụp CT và chụp MRI cơ xương khớp cho phép bác sĩ chuyên khoa khai thác những đặc tính của mô và tổn thương theo nhiều góc độ, từ đó, đưa ra chẩn đoán chính xác và hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp cho khách hàng.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

ĐỪNG CHỦ QUAN VỚI CƠN ĐAU KHỚP GỐI - TẦM SOÁT SỚM ĐỂ ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI
Đau khớp gối có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm gân hoặc viêm túi hoạt dịch. Chủ động tầm soát toàn diện bằng Chụp MRI khớp gối ngay hôm nay để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý và đánh giá mức độ tổn thương, thậm chí phát hiện khối u hoặc tổn thương xương nếu có.

By ThS. BS. CKI NGUYỄN VĂN HOÀNG TÂM

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}