ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Bệnh hồng cầu nhỏ tan máu bẩm sinh

Bệnh hồng cầu nhỏ tan máu bẩm sinh

Chuyện thường gặp nhưng ít được quan tâm

Trong quá trình khám bệnh và tình cờ xét nghiệm Công thức máu ở trẻ em. Nhiều trường hợp phụ huynh sẽ được bác sĩ tại phòng khám Careplus đề cập đến tình trạng Hồng Cầu Nhỏ ở trẻ em. Vậy Hồng Cầu Nhỏ là gì?

Hồng cầu nhỏ là tình trạng hồng cầu có kích thước nhỏ hơn so với bình thường, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hồng cầu nhỏ như: thiếu máu- thiếu sắt, phản ứng viêm kéo dài ... và nguyên nhân thường gặp nhất là bệnh Tan Máu Bẩm Sinh – Thalassemia

Thalassemia là bệnh di truyền phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, hiện có khoảng 13% dân số mang gen bệnh, riêng tại một số đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ mang gen bệnh lên đến 20-40%

Trẻ mắc bệnh khi nhận gen bệnh từ cha, mẹ

Nếu trẻ chỉ mang một gen bệnh (nhận từ cha hoặc mẹ): có biểu hiện hồng cầu nhỏ hoặc chỉ thiếu máu nhẹ mà không cần truyền máu, đa phần trẻ đều khỏe mạnh và phát triển bình thường – được gọi là Người mang gen bệnh nhưng có thể di truyền cho thế hệ sau.

Nếu trẻ mang cả 2 gen bệnh cùng loại (nhận từ cha và mẹ): trẻ sẽ có biểu hiện bệnh từ mức độ thiếu máu trung bình đến nặng, cần truyền máu kéo dài (có thể từ lúc mới sinh), lâu dài gây ra nhiều biến chứng, biến dạng hộp sọ, xương, loãng xương, da xạm, mắt vàng, sỏi mật, chậm phát triển, gan lách to, tuổi thọ ngắn

Cặp vợ chồng nếu cùng mang gen bệnh giống nhau một số trường hợp bào thai bị phù nhau thai – tử vong từ trong bụng mẹ.

Tầm soát nguy cơ bị Thalassemia như thế nào?

Thông qua xét nghiệm Công Thức Máu cơ bản, BÁC SĨ sẽ nhận định bé có bị Hồng Cầu Nhỏ nhược sắc hay không, nếu có sẽ tiến hành thêm các xét nghiệm đặc hiệu khác để chẩn đoán xác định như Điện di Hb, xét nghiệm Gen...để tìm ra người mang gen bệnh

Cách phát hiện sớm để sanh ra những đứa con khỏe mạnh?

  •  Khám tiền hôn nhân Vợ- Chồng trước khi kết hôn để có kế hoạch mang thai phù hợp, khám thai sớm trong những tháng đầu để phát hiện Hồng Cầu Nhỏ qua xét nghiệm sàng lọc ban đầu là Công Thức Máu (tuy nhiên, các chương trình tầm soát hiện tại chỉ được chú ý tại các bệnh viện sản tại các thành phố lớn)
  •  Phát hiện – theo dõi bé bị hồng cầu nhỏ - thiếu máu trong quá trình thăm khám nhi khoa  cảnh báo ba mẹ về nguy cơ mắc bệnh của những lần mang thai sau.
  •  Chọc ối thai nhi nếu Ba và Mẹ cùng mang thể gen bệnh để tầm soát gen bệnh của trẻ.
  • Lấy máu sàng lọc cho bé ngay sau sinh.

👉 Xem thêm thông tin ở phần Comments để hiểu biết thêm về bệnh và thăm khám với bác sĩ nếu có bất kì dấu hiệu nghi ngờ

Bài viết liên quan

Các bệnh tim bẩm sinh thai nhi có chữa được không?
Bệnh tim bẩm sinh là những dị tật về tim được hình thành từ lúc bé còn trong bụng mẹ và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.

Nhận biết các triệu chứng và nguyên nhân của các dị tật tim bẩm sinh ở trẻ em
Một số dị tật tim bẩm sinh ở trẻ em rất đơn giản và không cần điều trị. Một số khác thì phức tạp hơn và có thể phải phẫu thuật nhiều lần trong thời gian vài năm. Tìm hiểu về dị tật tim bẩm sinh ở trẻ nhỏ giúp bạn hiểu đúng tình trạng bệnh và biết chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài viết gần đây/mới

MÁCH MẸ BÍ KÍP CHỮA RÔM SẢY CHO BÉ NHANH KHỎI
Rôm sảy (còn gọi là phát ban nhiệt hoặc miliaria) là tình trạng da phổ biến, thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 1 tuổi hoặc người cũng cũng có thể bị rôm sảy nhất là trong thời tiết mùa hè nóng ẩm.

By BS. CK1. NGUYỄN DUY KHANH

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

Các sản phẩm liên quan

Khám tổng quát cho trẻ 10-16 tuổi
10-16 tuổi là độ tuổi trẻ không còn nhiều bệnh vặt vì hệ miễn dịch đã phát triển gần như hoàn chỉnh. Ở độ tuổi này, trẻ cũng đã có thể bắt đầu tự lo liệu cho những nhu cầu tối thiểu của bản thân nên ba mẹ hầu như không còn phải bận tâm cho những đợt bệnh lai rai của trẻ như khi còn nhỏ. Tuy nhiên vì đang hoàn tất quá trình dậy thì nên đây là lứa tuổi dễ bị khủng hoảng nhất so với các tuổi khác. ₫1.650.000

Khám Tư Vấn Từ Xa Cho Trẻ
Khám tư vấn các bệnh bệnh lý thường gặp ở trẻ em, theo dõi tăng trưởng, lịch chủng ngừa, tư vấn kết quả xét nghiệm, tư vấn sử dụng thuốc ₫300.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}