ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Những Kiểm Tra Sức Khỏe Phụ Nữ Nên Làm Thường Xuyên

Những Kiểm Tra Sức Khỏe Phụ Nữ Nên Làm Thường Xuyên

17/01/2018 9:12:41 SA

Phụ nữ nên dành thời gian cho thói quen lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, kiểm soát sự căng thẳng và có chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, cũng nên có một lịch trình kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe tiềm tàng.

1. Kiểm tra huyết áp: Huyết áp lý tưởng cho phụ nữ là dưới 120/80 mmHg (milimet thủy ngân). Nếu bạn nhiều lần bị huyết áp cao, bác sĩ phải tiến hành chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp càng sớm càng tốt. 

2. Kiểm tra cholesterol: Phụ nữ nên đi kiểm tra cholesterol của họ ít nhất là năm năm một lần. Chúng tôi sẽ tiến hành lấy mẫu máu của bạn và kiểm tra định kỳ chức năng gan, thận và lượng đường trong máu. Mức độ lý tưởng là dưới 200 mg / dL cho tổng số cholesterol.

3. Pap smears và khám phụ khoa: Bắt đầu ở tuổi 21 phụ nữ cần phải khám phụ khoaPap smears mỗi hai năm để kiểm tra xem có bất kỳ bất thường trong hệ thống sinh sản. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nhiễm trùng HPV.

4. Siêu âm vú và kiểm tra vú: Bắt đầu từ khoảng độ tuổi 20, theo các chuyên gia phụ nữ nên khám ngực lâm sàng ít nhất ba năm một lần, cho đến khi 40 tuổi-lúc đó, họ cần đi kiểm tra vú hàng năm.

5. Đo mật độ xương: Phụ nữ nên bắt đầu được khám loãng xương với một xét nghiệm đo mật độ xương ở tuổi 65. Tần suất kiểm tra sức khỏe này thay đổi tuỳ từng phụ nữ, dựa trên mật độ xương và yếu tố nguy cơ.

6. Xét nghiệm glucose máu: Phụ nữ nên làm xét nghiệm đường huyết cứ hai năm một lần, bắt đầu từ tuổi 45 để kiểm tra bệnh tiểu đường. Trước tuổi 45, bạn có thể cần phải đo mức độ glucose trong máu nếu bạn có những triệu chứng của bệnh tiểu đường hoặc một số yếu tố nguy cơ.

7. Tầm soát ung thư đại tràng: Xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng dành cho phụ nữ bắt đầu ở tuổi 50. Tại CarePlus Việt Nam, chúng tôi cũng làm phép đo dấu ấn khối u từ một mẫu máu để tăng độ chính xác.

8. Chỉ số khối cơ thể: Bạn nên kiểm tra hàng năm các số đo chiều cao, cân nặng và tính toán chỉ số khối cơ thể (BMI). BMI cho thấy béo phì, có thể đánh giá các nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng như bệnh tiểu đườngbệnh tim.

9. Khám da: Phụ nữ nên kiểm tra da của họ mỗi tháng khi họ bước sang tuổi 18, và khi phụ nữ ở độ tuổi 20, bác sĩ da liễu nên tiến hành khám da cho họ trong đợt khám sức khỏe định kì. 

10. Kiểm tra nha khoa: Sức khỏe răng miệng đóng vai trò quan trọng. Phụ nữ trưởng thành cần hàng năm hai lần kiểm tra răng và làm sạch răng. Kiểm tra răng thường xuyên giúp giữ răng khỏe mạnh và phát hiện sớm dấu hiệu sâu răng hoặc bất kỳ vấn đề về miệng hoặc răng.

11. Kiểm tra ung thư phổi: Từ tuổi 40 hoặc trong một số trường hợp sớm hơn, chúng ta được khuyến khích xét nghiệm phổi thường xuyên nhằm chẩn đoán sớm ung thư phổi

12. Kiểm tra chức năng tim: Kiểm tra tim được khuyến khích ở mọi lứa tuổi. Điều này liên quan đến việc khám sức khỏe chi tiết và lắng nghe âm thanh trái tim của bạn, cũng như kiểm tra động mạch và tĩnh mạch ngoại vi của bạn.


Nhìn chung, kiểm tra sức khỏe thường xuyên là điều cần thiết cho mỗi người phụ nữ để duy trì sức khỏe tốt. Tại CarePlus Việt Nam, chúng tôi cung cấp các kế hoạch linh hoạt phù hợp nhất với độ tuổi của bạn, yêu cầu cá nhân hoặc các yếu tố nguy cơ khác. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí ngày hôm nay.

Bài viết liên quan

Khám sức khỏe sinh sản cho nam và nữ gồm những gì?
Khám sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giúp phát hiện sớm các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả 2 cũng như sức khỏe của bé về sau.

Những thắc mắc thường gặp khi khám sức khỏe tổng quát
Khám sức khỏe tổng quát định kỳ là thói quen lành mạnh để có một cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và hạnh phúc. Tuy nhiên, thực tế có không ít người vẫn còn chần chừ, chưa chủ động đi kiểm tra, tầm soát sức khỏe định kỳ cho bản thân. Vì vậy, đa số trường hợp đều không phát hiện bệnh kịp thời, chuyển sang nhiều biến chứng nguy hiểm, chi phí điều trị cao nhưng khả năng chữa khỏi rất thấp.

Khám sức khỏe tổng quát ở đâu tốt TPHCM?
Tại Việt Nam trong nhiều năm gần đây, khi chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện, người dân dần có ý thức khám sức khỏe tổng thể định kỳ hàng năm để chủ động bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên có không ít người còn phân vân không biết nên khám tổng quát ở đâu tốt và đáng tin cậy. Thay vì phải chờ đợi hàng giờ tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế địa phương, nhiều người ở TPHCM và khu vực lân cận đã chọn khám sức khỏe tổng quát tại Care Plus để được hỗ trợ tận tình, hướng dẫn chi tiết và chu đáo.

Bài viết gần đây/mới

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHĂM SÓC SỨC KHÓE NGUỒN NHÂN LỰC TỪ HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CAREPLUS
Nhờ chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, sự hài lòng trong công việc và hiệu suất của đội ngũ nhân viên sẽ được tối ưu. Qua đó, doanh nghiệp có thể gìn giữ nhân tài, thu hút ứng viên mới và duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}