ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

CHỦ ĐỘNG ​TẦM SOÁT RỐI LOẠN MỠ MÁU, PHÒNG NGỪA NHỒI MÁU CƠ TIM - ĐỘT QUỴ ​CHO BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong các yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh động mạch chi dưới và các bệnh tim mạch nguy hiểm khác. Vậy nên bạn nên thực hiện tầm soát rối loạn lipid máu định kỳ.

CHỦ ĐỘNG ​TẦM SOÁT RỐI LOẠN MỠ MÁU, PHÒNG NGỪA NHỒI MÁU CƠ TIM - ĐỘT QUỴ ​CHO BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH

04/01/2024 3:52:58 CH

Hiện nay, gánh nặng bệnh tim do xơ vữa động mạch ngày càng tăng và có xu hướng trẻ hóa ở những người trong độ tuổi lao động. Trong đó, rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong các yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh động mạch chi dưới và các bệnh tim mạch nguy hiểm khác. Vậy nên bạn nên thực hiện tầm soát rối loạn lipid máu định kỳ. 

1. Bộ mỡ máu là gì?

Bộ xét nghiệm lipid máu cơ bản bao gồm 4 thông số: Cholesterol toàn phần, HDL cholesterol, LDL cholesterol, Triglyceride.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra một loại mỡ máu đặc biệt: Lipoprotein (a), còn được ký hiệu là  Lp (a). Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra một loại mỡ máu đặc biệt: Lipoprotein (a), còn được ký hiệu là  Lp (a).
 

 
Đây là loại mỡ máu có cấu trúc đặc biệt dễ tạo thành mảng xơ vữa trong thành mạch máu, dẫn đến thu hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu. Đồng thời cấu trúc của Lp (a) có tác động làm dễ hình thành cục máu đông trong mạch máu.

Trải qua hơn 50 năm nghiên cứu, hiện nay đã có đủ cơ sở để chứng minh rằng tăng Lp (a) là yếu tố nguy cơ quan trọng gây xơ vữa động mạch và có liên quan tới yếu tố di truyền. Điều này rất cần được quan tâm vì chưa có thuốc đặc trị cho tình trạng này, ngay cả statin (thuốc làm giảm cholesterol) cũng không hiệu quả với tăng Lp (a). 

2. Những ai nên xét nghiệm lipid máu?

 

 
Theo Hội Xơ vữa Động mạch Châu Âu và Hội Tim mạch Châu Âu khuyến nghị đo Lp (a) cho những đối tượng sau:
  • Tất cả người lớn nên được xét nghiệm Lp (a) ít nhất 1 lần trong đời để xác định nguy cơ tim mạch cao. 
  • Lp(a) nên được thực hiện chung với bộ xét nghiệm lipid máu thông thường để đánh giá chính xác nguy cơ tim mạch, đặc biệt trong các trường hợp chưa phân định rõ nguy cơ trung bình hay nguy cơ cao
  • Ở các bệnh nhân trẻ tuổi, Lp(a) nên được chỉ định khi có tiền căn đột quỵ, tiền căn gia đình có người thân trực hệ bị bệnh tim mạch xảy ra vào lứa tuổi còn trẻ
  • Có thể cân nhắc xét nghiệm Lp(a) cho người thân (cha mẹ, anh chị em ruột của người có Lp(a) cao)
  • Cân nhắc xét nghiệm Lp(a) cho các bệnh nhân tăng cholesterol máu di truyền, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, tiền căn gia đình hoặc bản thân có bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch

3. Bạn nên làm gì phòng ngừa nếu Rối loạn mỡ máu và Lp (a) cao?

 

 

Tổng hội Y học Việt Nam cảnh báo gần 50% người thành thị bị mỡ máu cao và thường được phát hiện khi vô tình đi khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm máu, điều trị các bệnh khác, nhiều trường hợp chỉ ghi nhận mỡ máu cao khi đã xảy ra tai biến mạch máu não, đột quỵ. 

Vì vậy, bạn cần khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ tầm soát nguy cơ, tầm soát tim mạch và thực hiện xét nghiệm mỡ máu và Lp (a) khi có yếu tố nguy cơ kể trên. Khi có chỉ định điều trị, bạn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ tim mạch, tái khám và theo dõi thường xuyên.

Tại Hệ thống Phòng khám CarePlus, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tim mạch thăm khám và tư vấn chuyên sâu, chỉ định xét nghiệm, can thiệp cần thiết nhất và đồng thời cần điều chỉnh các yếu tố nguy cơ tim mạch khác một cách chặt chẽ với sự tham vấn và theo dõi của Bác sĩ: 

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường sức khỏe tim mạch

  • Tập thể dục thường xuyên

  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể

  • Giảm thiểu căng thẳng

  • Bỏ hút thuốc

  • Hạn chế rượu bia

  • Có được giấc ngủ chất lượng hơn

Hãy thường xuyên thăm khám sức khỏe và tầm soát định kỳ để bảo vệ bản thân và gia đình bạn. Đăng ký xét nghiệm bộ mỡ máu ngay hôm nay!


Để được tư vấn về chi tiết gói khám cũng như cách đặt lịch hẹn, khách hàng vui lòng liên hệ:  

Bài viết liên quan

7 bệnh tim mạch thường gặp và các triệu chứng điển hình
Bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, phình động mạch chủ, suy tim… là các bệnh tim mạch thường gặp, nguy hiểm đến sức khỏe nếu không kịp thời điều trị.

4 câu hỏi giải đáp thắc mắc về thực phẩm có lợi - có hại cho tim mạch
Nếu bạn sợ mắc các bệnh lý tim mạch, tiểu đường, béo phì, huyết áp, lời khuyên của bác sĩ dành cho bạn là HÃY HẠN CHẾ THỰC PHẨM SIÊU CHẾ BIẾN (ultra-processed foods) càng nhiều càng tốt.

Bài viết được tư vấn bởi Ths. BS. Hoàng Công Đương

Tại sao người gầy vẫn tăng mỡ máu?
Rất nhiều bệnh nhân tỏ ra bất ngờ khi được bác sĩ thông báo mình có mỡ máu cao vì họ còn rất trẻ, cơ thể của họ lại trông rất ốm, không thấy mập mạp chút nào như hình ảnh mấy người mỡ máu cao trên truyền thông.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

NẮNG NÓNG, NGƯỜI BỆNH TIM MẠCH CẦN LÀM GÌ ĐỂ TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN?
Khí hậu và thời tiết chuyển biến khó lường, nắng mưa khó đoán. Với tình hình như hiện nay nếu bạn bị bệnh tim hoặc các vấn đề liên quan đến tim mạch, bạn cần đặc biệt chú ý đến thời tiết chuyển biến phức tạp như hiện nay. Nhiệt độ có những lúc rất nóng và cơ thể chúng ta đôi lúc khó thể thích nghi được và dễ gây ra các vấn đề nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và tim mạch nói riêng.

Bài viết được tư vấn bởi THS. BS. Phùng Ngọc Minh Tấn

Bài viết gần đây/mới

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHĂM SÓC SỨC KHÓE NGUỒN NHÂN LỰC TỪ HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CAREPLUS
Nhờ chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, sự hài lòng trong công việc và hiệu suất của đội ngũ nhân viên sẽ được tối ưu. Qua đó, doanh nghiệp có thể gìn giữ nhân tài, thu hút ứng viên mới và duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}