29/04/2025 11:28:51 SA
Nhiều cha mẹ luôn mong con có chiều cao lý tưởng, nên thường thắc mắc: “Uống sữa gì để con cao hơn?” Tuy nhiên, chiều cao không chỉ phụ thuộc vào sữa mà là tổng hòa của nhiều yếu tố như di truyền (60 – 80%), dinh dưỡng, vận động, môi trường sống và bệnh tật
Hãy cùng ThS.BS Lê Thị Kim Dung, chuyên khoa Nhi tại Hệ thống Phòng khám CarePlus, khám phá các yếu tố giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu trong bài viết sau nhé!
1. Chế độ dinh dưỡng là nền tảng vàng cho sự phát triển chiều cao
Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng với sự phát triển chiều cao của trẻ. Để có sự tăng trưởng chiều cao liên tục, cơ thể trẻ cần được nhận đầy đủ năng lượng cần thiết hàng ngày, trẻ có tăng cân tốt thì mới tăng chiều cao được. Ngoài vấn đề năng lượng thì những vi chất dinh dưỡng đã được các nhà khoa học chứng minh là có liên quan đến tăng trưởng chiều cao đó là: Vitamin A, vitamin D, lysin, canxi, sắt, kẽm, iốt.
1.1. Vitamin D
Giúp hấp thu canxi và phốt pho – hai khoáng chất quan trọng cấu tạo xương. Thiếu vitamin D sẽ khiến trẻ chậm lớn, dễ bị còi xương.
Nhu cầu Vitamin D theo độ tuổi:
1.2. Vitamin A
Hỗ trợ tăng trưởng tế bào và xương, đồng thời tăng cường miễn dịch, giúp trẻ ít ốm đau – từ đó có điều kiện phát triển chiều cao ổn định.
1.3. Canxi
Khoáng chất quan trọng nhất cho sự phát triển xương và hình thành khung xương chắc khỏe. Nhu cầu canxi theo từng độ tuổi: <6 tháng: 300 mg/ngày , 7–12 tháng: 400 mg, 1–3 tuổi: 500 mg, 4–6 tuổi: 600 mg, 7–9 tuổi: 700 mg, 10 tuổi: 1000 mg, 11–18 tuổi: 1200 mg
1.4. Kẽm
Kẽm đóng vai trò trong quá trình tổng hợp protein, phân chia tế bào và tăng trưởng. Trẻ thiếu kẽm thường biếng ăn, chậm lớn, dễ còi cọc.
1.5. Iốt
Iốt tham gia vào hoạt động của tuyến giáp – tuyến giáp ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và tăng trưởng.
2. Ngủ đủ giấc – Yếu tố giúp phát triển “chiều cao” trong lúc ngủ
Giấc ngủ, đặc biệt là giấc ngủ ban đêm, vô cùng quan trọng vì hormone tăng trưởng (GH) được tiết ra nhiều nhất từ 23h – 2h sáng, khi trẻ đang ngủ sâu. Trẻ thường xuyên ngủ muộn, ngủ không đủ giấc sẽ làm giảm lượng hormone này, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển chiều cao. Vì vậy, ba mẹ nên cho trẻ ngủ trước 10h đêm để tối ưu thời điểm tiết hormone tăng trưởng.
3. Vận động và môi trường sống – Hai yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển chiều cao
Ngoài chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ, vận động thể chất thường xuyên cũng là chìa khóa giúp trẻ phát triển chiều cao. Những môn như bơi lội, chạy bộ, đạp xe, nhảy dây, tập xà đơn... giúp kéo giãn cơ – xương và kích thích tiết hormone tăng trưởng. Ngược lại, nếu trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, ít vận động, thường xuyên mắc bệnh hoặc bị “nhốt trong nhà” quá lâu thì chiều cao rất khó phát triển tối đa.
4. 3 giai đoạn “vàng” quyết định chiều cao tương lai của trẻ
Chiều cao không chỉ phát triển đều đặn mà còn tăng mạnh mẽ vào 3 giai đoạn quan trọng sau:
Mẹ bầu thiếu dinh dưỡng, thai nhi nhẹ cân, thiếu chiều cao thì khi sinh ra trẻ sẽ khó đạt chiều cao chuẩn trong tương lai.
Đây là giai đoạn cơ thể phát triển nhanh nhất. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, đặc biệt là thể thấp còi, thì nguy cơ thấp lùn khi trưởng thành rất cao.
Đây là thời điểm “bứt phá chiều cao”. Nếu được chăm sóc tốt cả về dinh dưỡng lẫn vận động, trẻ có thể tăng mạnh chiều cao, thậm chí vượt xa di truyền.
Chính vì thế, theo ThS.BS Lê Thị Kim Dung, phát triển chiều cao không chỉ phụ thuộc vào việc uống nhiều sữa. Dù sữa là nguồn cung cấp canxi quan trọng, đặc biệt là sữa mẹ với khả năng hấp thu canxi tốt hơn sữa bò thì chỉ uống sữa thôi là chưa đủ. Sau khi cai sữa, trẻ cần được bổ sung sữa công thức phù hợp hoặc sữa tươi theo độ tuổi, kết hợp với dinh dưỡng hợp lý và vận động để đạt được chiều cao tối ưu.