ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Mẹ Bầu Nhiễm Viêm Gan Nên Chuẩn Bị Điều GÌ Cho Kỳ Thai Sản An Toàn

Cẩm nang chăm sóc bà bầu bị viêm gan B từ A – Z . Viêm gan B là bệnh viêm gan phổ biến do virus HBV. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan và các bệnh lý gan nguy hiểm khác. Nhiều mẹ bầu nhiễm viêm gan B thường lo lắng nguy cơ lây nhiễm sang con và không biết nên kiêng gì? Hãy cùng CarePlus chăm sóc mẹ bầu nhiễm viêm gan B đúng cách nhé.

Mẹ Bầu Nhiễm Viêm Gan Nên Chuẩn Bị Điều GÌ Cho Kỳ Thai Sản An Toàn

Quan trọng là việc chăm sóc sức khỏe tốt, làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Như vậy sẽ đảm bảo được sức khỏe cho mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ. 

Chế độ ăn uống: Bà bầu bị viêm gan B nên ăn gi? 

Thai phụ bị viêm gan B nên duy trì chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, đa dạng. Ngoài ra nên tăng cường các thực phẩm tốt, giúp cho hệ miễn dịch khỏe như: 

  • Các loại rau xanh, hoa quả tươi giàu vitamin C, sắt. 
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa: Bổ sung canxi và dinh dưỡng thiết yếu. 
  • Các loại hạt: Cung cấp dinh dưỡng và chất xơ hỗ trợ tiêu hóa. Giảm gánh nặng cho gan. 
  • Thực phẩm giàu protein không chứa chất béo: thịt ức gà, cá hồi, thịt nạc bò, các loại hạt và đậu, cá thu,… 
  • Tăng cường các loại rau củ có màu xanh đậm hoặc màu cam, đỏ vì chứa nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho gan.

Bà bầu bị viêm gan B nên kiêng ăn gì? 

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên hạn chế các thực phẩm khó tiêu hóa, làm tăng gánh nặng cho gan như: nước ngọt, thực phẩm nhiều dầu mỡ, các món ăn chứa nhiều đường,… 

Sử dụng rượu bia, các thức uống có cồn và các chất kích thích cần được hạn chế hoàn toàn khi mang thai. Những chất này sẽ khiến virus viêm gan B phát triển mạnh mẽ hơn. Gây tổn thương đến gan nhiều hơn. Khi chăm sóc bà bầu bị viêm gan B cần tuyệt đối nhớ thông tin này. 

Những lưu ý cần tuyệt đối tránh 

Việc phát hiện bệnh sớm là rất tốt để phòng ngừa lây nhiễm, điều trị và chăm sóc vẫn giúp mẹ sinh trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. 

Không nên làm việc quá sức trong thời gian dài do viêm gan B thường xuyên khiến cơ thể mẹ mệt mỏi. 

Không tự ý sử dụng thuốc điều trị không có chỉ định, thành phần một số thuốc có thể ảnh hưởng đến thai. 

Thời gian mẹ bầu nhiễm bệnh trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ trẻ nhiễm bệnh. Nếu mẹ bầu nhiễm viêm gan B trong 3 tháng đầu, thai nhi có nguy cơ lây nhiễm thấp nhất, càng ở giai đoạn sau nguy cơ lây nhiễm càng cao. 

Mẹ bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ? 

Nhiều người cho rằng, phụ nữ mang thai bị viêm gan B nên sinh mổ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, việc sinh mổ là không nhất thiết. Bởi cách này không hạn chế được hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm virus cho trẻ. 

Con đường lây nhiễm của virus viêm gan B từ mẹ sang bé dựa trên sự có mặt của virus trong hỗn hợp dịch lỏng cơ thể được qua bé khi sinh. Vì thế dù sinh thường hay sinh mổ, trẻ sơ sinh vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Cách phòng ngừa hiệu quả là tiêm phòng và chăm sóc đúng cách cho cả mẹ lẫn bé. 

Mẹ bầu bị viêm gan B nên làm gì? 

Nhiều mẹ bầu chỉ lo lắng đến nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi, song cần lưu ý đến cả biến chứng do viêm gan B gây ra như: sinh non, sẩy thai, trẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng, tổn thương gan ở trẻ,… 

Vậy mẹ bầu bị viêm gan B nên làm gì để hạn chế nguy cơ này? 

  • Tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh 

Đây là biện pháp bắt buộc mà mẹ phải thực hiện với trẻ sơ sinh khi bản thân mắc viêm gan B, để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ lây nhiễm bệnh. Trẻ được tiêm vắc xin ngay sau khi sinh từ 12 – 24 giờ, với 2 liều tiêm gồm: 

– Một liều tiêm 5 mcg vắc xin viêm gan B. 

– Một liều tiêm globulin miễn dịch viêm gan B 0,5 ml. 

Hai mũi tiêm sẽ được tiêm ở hai chi khác nhau, sau đó trẻ sẽ tiêm nhắc lại vào thời điểm 1 tháng, 2 tháng, 1 tuổi và lớn lên nếu cơ thể chưa đủ miễn dịch. 

  • Điều trị viêm gan B khi mang thai 

Bác sĩ cần thực hiện xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác mẹ bầu có bị viêm gan B không. Cũng như kiểm tra nồng độ virus viêm gan B trong máu cao hay thấp. Dựa trên kết quả chẩn đoán này, bác sĩ mới có thể đưa ra biện pháp điều trị thích hợp. 

  • Điều trị sau mang thai 

Trẻ sinh ra được tiêm vắc xin phòng bệnh, mẹ bầu vẫn có thể cho con bú và chăm sóc trẻ như bình thường. Tuy nhiên việc điều trị cần được duy trì để kiểm soát lượng virus viêm gan B xuống mức an toàn. Điều trị bằng thuốc vẫn được khuyến cáo. Ngoài ra cần thường xuyên tái khám để xét nghiệm, kiểm tra lại nồng độ virus viêm gan B trong máu.

Những biến chứng có thể xảy ra khi bà bầu bị viêm gan B là gì? 

Biến chứng có thể xảy ra ở cả mẹ lẫn thai nhi khi bà bầu bị viêm gan B. Vì thế các mẹ cần điều trị tích cực để phòng ngừa biến chứng. 

  • Biến chứng với bà bầu 

Khi nhiễm virus viêm gan B, do sức đề kháng cơ thể mẹ trong thai kỳ giảm đi, cơ thể nhạy cảm hơn nên nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn, gây nhiều ảnh hưởng tới chức năng gan cũng như sức khỏe. Cần cẩn thận viêm gan B ở bà bầu tiến triển thành xơ gan, suy gan hoặc tiểu đường thai kỳ. 

  • Biến chứng với thai nhi 

Virus viêm gan B không lây qua nhau thai mà lây qua dịch tiết khi mẹ sinh. Vì thế sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ không trực tiếp bị ảnh hưởng. Song hấp thu dinh dưỡng kém, ăn uống kém ở mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến trẻ. 

Ngoài ra, sự hiện diện của virus này làm tăng nguy cơ: sinh non, sẩy thai, trẻ nhẹ cân, dễ bị tổn thương gan trong giai đoạn thai nhi,… Nếu trẻ sinh ra mắc viêm gan B bẩm sinh, nguy cơ phát triển thành mạn tính rất cao. Gây nên giảm sút sức khỏe cho trẻ.

Bài viết gần đây/mới

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHĂM SÓC SỨC KHÓE NGUỒN NHÂN LỰC TỪ HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CAREPLUS
Nhờ chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, sự hài lòng trong công việc và hiệu suất của đội ngũ nhân viên sẽ được tối ưu. Qua đó, doanh nghiệp có thể gìn giữ nhân tài, thu hút ứng viên mới và duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}