ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Hai phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung hiện đại nhất hiện nay

Ung thư cổ tử cung là ung (UTCTC) thư phổ biến thứ 3 ở Nữ giới, chỉ sau ung thư vú và ung thư buồng trứng. Mỗi ngày tại Việt Nam có 7 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của y học ngày nay, ung thư cổ tử cung có thể phát hiện sớm bằng các phương pháp xét nghiệm hiện đại, nhờ đó quá trình điều trị sẽ diễn ra sớm và kịp thời, giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh hơn rất nhiều và tiết kiệm chi phí điều trị.

Hai phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung hiện đại nhất hiện nay

Hai phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung hiện đại nhất hiện nay

1. Xét nghiệm PAP

Dựa theo kỹ thuật thực hiện, người ta chia xét nghiệm Pap thành 2 loại bao gồm:

  • Xét nghiệm Pap kỹ thuật thường quy (truyền thống)
  • Xét nghiệm Pap nhúng dịch (ThinPrep / LiqiPrep / Max Prep)

Xét nghiệm Pap kỹ thuật thường quy 

Xét nghiệm này còn có tên là xét nghiệm Pap-smear hay xét nghiệm phết tế bào tử cung, cho phép phát hiện sớm các tế bào cổ tử cung có biến đổi bất thường. Sự xuất hiện của những tế bào này được coi là dấu hiệu tiền ung thư hoặc ở bệnh nhân ung thư giai đoạn khởi phát. 

Xét nghiệm Pap kỹ thuật thường quy có giá trị tầm soát quan trọng NHƯNG kỹ thuật này còn có một số nhược điểm:

– Tế bào bị sót trên dụng cụ thu mẫu sau khi phết lên lam kính “mất tế bào quan trọng”.
– Tế bào được bảo quản với chất lượng không ổn định “khó đánh giá tế bào”.
– Những tế bào cổ tử cung quan trọng thường bị che khuất bởi nhiều tạp chất “khó phát hiện tế bào bất thường”.

Xét nghiệm Pap nhúng dịch (Thinprep / LiqiPrep / Max Prep)

Xét nghiệm Pap nhúng dịch thế hệ mới có thể PHÁT HIỆN sớm các tế bào biến đổi bất thường CHÍNH XÁC hơn nhờ vào những tiến bộ mới:

– Tế bào được thu nhận và xét nghiệm nhiều hơn do đó không bỏ sót tế bào bất thường.
– Tế bào được bảo quản tốt, luôn ổn định, giúp chuẩn đoán tốt hơn.
– Sau khi các tạp chất được li giải, tế bào được quan sát rõ ràng và độ chẩn đoán chính xác cao.

2. Xét nghiệm HPV

Virus HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục là thủ phạm chính, chiếm tỉ lệ 99,7% liên quan đến bệnh ung thư cổ tử cung. Virus này có nhiều loại song chỉ có khoảng 14 type có nguy cơ cao gây ung thư, đặc biệt là chủng 16 và 18.

Xét nghiệm HPV DNA:

  • Khắc phục được các nhược điểm của xét nghiệm Pap.
  • Được nhiều tổ chức y tế thế giới khuyến cáo sử dụng thay thế hoặc kết hợp với xét nghiệm Pap trong tầm soát UTCTC cho phụ nữ ở độ tuổi 30-65.

Lời khuyên phòng ngừa UTCTC:

  • Phụ nữ từ 21 tuổi và đã quan hệ tình dục nên thực hiện xét nghiệm Pap định kỳ 1-2 năm/lần
  • Phụ nữ 30-65 tuổi: Nên thực hiện bộ đôi xét nghiệm Pap và HPV định kỳ 3-5 năm/lần (nếu kết quả xét nghiệm HPV âm tính).
  • Phụ nữ 9-26 tuổi: Nên tiêm ngừa vắc-xin HPV dù đã quan hệ hay chưa
  • Không cần làm xét nghiệm HPV trước khi chích.

Bài viết gần đây/mới

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI DẤU HIỆU VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Các biểu hiện lâm sàng của thủy đậu ở trẻ thường phát triển trong vòng 15 ngày sau khi tiếp xúc và thường bao gồm các triệu chứng sốt, mệt mỏi , đau họng, chán ăn, sau đó là phát ban mụn nước toàn thân, thường xảy ra trong vòng 24 giờ.

By BS. CK1. ĐẶNG NGỌC VÂN ANH

5 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI CHÍCH NGỪA HPV PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã đưa ra những khuyến nghị về việc tiêm ngừa vacxin HPV đối với tất cả trẻ em (cả nam lẫn nữ) nên được tiêm vacxin HPV vào khoảng 11-12 tuổi, thậm chí có thể tiêm sớm nhất là lúc 9 tuổi và việc chủng ngừa được khuyến khích cho tất cả mọi người đến 26 tuổi.

ĐAU VAI DO VIÊM GÂN - CHUYỆN THƯỜNG THẤY Ở DÂN VĂN PHÒNG
Với đặc thù công việc là làm việc bên máy tính 8 tiếng/ngày, cùng tư thế ngồi chưa đúng, dân văn phòng dễ gặp tình trạng viêm gân cơ vai. ThS. BS. CKI. Nguyễn Văn Hoàng Tâm - Chuyên khoa Cơ xương khớp tại CarePlus có những chia sẻ hữu ích về chủ đề này.

THỐNG KÊ TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE NHÂN SỰ DOANH NGHIỆP (QUÝ I/2024)
Trong quý I/2024, CarePlus ghi nhận tỷ lệ nhân sự của các doanh nghiệp khám sức khỏe định kỳ mắc các bệnh lý răng hàm mặt, vấn đề về mắt và rối loạn mỡ máu... ở mức cao (48 - 84%).

Các sản phẩm liên quan

Tầm Soát Ung Thư Cổ Tử Cung
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, ung thư cổ tử cung là một trong những loại bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ Việt Nam. Theo đó, mỗi năm Việt Nam lại có khoảng 6.000 phụ nữ phát hiện bệnh và hơn ½ số đó tử vong. Hơn thế nữa, con số phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung đang ngày càng cao do sự ô nhiễm từ môi trường, thức ăn và lối sống thiếu lành mạnh. Tuy nhiên, nếu nhận biết sớm dấu hiệu ung thư cổ tử cung, bệnh có thể chữa khỏi ở giai đoạn đầu. ₫1.600.000 ₫1.280.000

Tầm Soát Các Bệnh Ung Thư Thường Gặp Ở Phụ Nữ
GLOBOCA-VIETNAM 2023: Ở nữ giới có 5 loại ung thư thường gặp gồm: Ung thư vú, phổi, đại trực tràng, dạ dày, gan (Chiếm khoảng 59,4% tổng các loại ung thư nói chung.) ₫4.500.000 ₫3.600.000

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}