ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Những Loại Thuốc Căn Bản Cần Có Trong Tủ Thuốc Gia Đình

Những Loại Thuốc Căn Bản Cần Có Trong Tủ Thuốc Gia Đình

17/01/2018 9:18:24 SA

1. Thuốc hạ sốt

- Nên dự trữ một ít paracetamol dạng viên (dành cho người lớn) và dạng bột nếu nhà có trẻ nhỏ.

- Có thể trữ một ít thuốc viên con nhộng hạ sốt dùng cho đường hậu môn trong trường hợp trẻ cần được hạ sốt khẩn cấp. Khi sử dụng thuốc hạ sốt, các lần dùng cần cách nhau 6 tiếng, dùng quá liều có thể gây ngộ độc. 

2. Nước muối sinh lý

Loại thuốc này có rất nhiều công dụng. Chính vì vậy, nên dự trữ khoảng 4-5 lọ để dùng trong những trường hợp sau:

- Vệ sinh mắt, mũi hàng ngày sau khi đi đường có nhiều bụi bẩn hoặc vào thời điểm có nhiều dịch bệnh.

- Nhỏ mắt, mũi sau khi đi bơi

- Vệ sinh mũi trong một số trường hợp bị cảm cúm thông thường hay sốt siêu vi.

- Rửa mắt khi bị dị vật (hạt bụi, côn trùng, cát...) bay vào mắt. Tác dụng của nước muối sinh lý trong trường hợp này là để đẩy dị vật ra khỏi mắt.

3. Thuốc tiêu hóa

- Oresol dùng để bù nước trong trường hợp tiêu chảy (chú ý pha đúng tỉ lệ được hướng dẫn để tránh ngộ độc).

- Motilum M dùng trong trường hợp đầy hơi, khó tiêu.

- Smecta, Becberin dùng khi tiêu chảy.

4. Thuốc da liễu

- Thuốc trị bỏng. Đối với loại thuốc này, có thể dự trữ Pantenol dạng kem bôi hoặc dạng xịt. Dùng Pantenol ngay sau khi bị bỏng nhẹ giúp vết bỏng không bị phồng rộp.

- Nên dự trữ một ít paracetamol dạng viên (dành cho người lớn) và dạng bột nếu nhà có trẻ nhỏ.

5. Thuốc bôi chống muỗi

- Mỡ Eurax dùng trong trường hợp bị muỗi hoặc côn trùng đốt.

- Thuốc chống dị ứng như Loratadine dạng viên hoặc siri (dành cho trẻ nhỏ) dùng trong trường hợp bị mẩn ngứa hoặc mề đay cấp tính.

6. Thuốc sát trùng

- Cồn ethenol 70° để sát trùng vết thương ngoài da.

- Betadine dùng để sát trùng ngoài da đối với tổn thương trên da như xây xước nhẹ hoặc có chảy máu. Thuốc có tác dụng chống nhiễm trùng.

- Oxy già dùng để rửa vết thương mới.

- Betadine dùng cho niêm mạc. Dùng sát trùng tổn thương ở niêm mạc môi và miệng.

- Bông, băng, gạc y tế: Dùng để lau chùi và băng bó vết thương. Đối với bông nên cắt sẵn (bằng kéo sạch) thành từng miếng để tiện dụng.

7. Cặp nhiệt độ: Dùng để đo thân nhiệt khi có biểu hiện sốt.

8. Máy đo huyết áp: Dụng cụ này không thể thiếu nếu trong gia đình có người già hoặc người bị các bệnh huyết áp, tim mạch.

9. Kéo sạch: Dùng để cắt bông, băng, gạc.

Để bảo vệ sức khỏe cả nhà xuyên suốt mùa dịch, đăng kí KHÁM TỪ XA các chuyên khoa (Nhi, Nội tổng quát, Tim mạch, Phụ khoa, Răng - Hàm - Mặt, Tai - Mũi - Họng, Da liễu) tại đây

Bài viết gần đây/mới

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHĂM SÓC SỨC KHÓE NGUỒN NHÂN LỰC TỪ HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CAREPLUS
Nhờ chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, sự hài lòng trong công việc và hiệu suất của đội ngũ nhân viên sẽ được tối ưu. Qua đó, doanh nghiệp có thể gìn giữ nhân tài, thu hút ứng viên mới và duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}