ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

Cần Làm Gì Khi Vào Mùa Thủy Đậu?

Để bảo vệ con bạn, bạn và những người thân khỏi bệnh Thuỷ đậu, dưới đây là những thông tin bạn cần biết để đi qua mùa Thuỷ đậu một cách an toàn.

Cần Làm Gì Khi Vào Mùa Thủy Đậu?

12/04/2018 10:20:37 SA

Thủy đậu (hay còn gọi bằng trái rạ) là căn bệnh rất dễ lây lan. Tuy đây là bệnh lành tính, nhưng nếu không được chăm sóc cẩn thận, vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Vậy nên, để bảo vệ con bạn và những người thân khỏi bệnh Thủy đậu, dưới đây là những thông tin bạn cần biết để đi qua mùa Thủy đậu một cách an toàn: 

 Nguyên nhân gây bệnh: do một loại virus có tên Varicella zoster.

 Đường lây truyền bệnh: tiếp xúc dịch tiết từ đường hô hấp hay từ mụn nước của người bị bệnh.

 Thời điểm lây bệnh: một người bị Thuỷ đậu có thể lây cho người khác từ 2 ngày trước khi nổi mụn nước cho tới khi mụn nước cuối cùng khô, tróc vẩy.

 Biểu hiện bệnh: bệnh thường kéo dài khoảng 7 ngày với sốt, mệt, nổi mụn nước dần từ đầu, mặt sau đó lan ra khắp người.

 Các dấu hiệu khi bệnh trở nặng: các mụn nước to, hoá mủ nhiễm trùng, thở nhanh, co giật, rối loạn tri giác.

 Điều trị: hiện không có cách điều trị hết bệnh mà tập trung chủ yếu vào điều trị triệu chứng và biến chứng bệnh.

 Cách chăm sóc trẻ tại nhà:

 Giảm ngứa (thuốc kháng dị ứng) và vệ sinh da sạch sẽ (mặc quần áo thoáng mát, tắm nước ấm nhanh nếu trẻ không quá mệt) để giảm nguy cơ nhiễm trùng da.

 Giảm đau (thuốc hạ sốt Paracetamol) để giúp bé dễ chịu hơn do sốt hay do đau rát từ các mụn nước.

 Uống nước nhiều lần, từng ngụm nhỏ và nghỉ ngơi.

 Theo dõi các dấu hiệu trở nặng.

 Phòng ngừa bệnh: nên chủng ngừa vaccine thủy đậu cho tất cả các đối tượng từ > 1 tuổi và có chỉ định.

Bs. Phạm Thị Thùy Trang
Trưởng Khoa Nhi Hệ Thống Phòng Khám Quốc Tế CarePlus

-----------------------------------------------

 Để cập nhật những thông tin mới nhất, cũng như giải đáp thắc mắc về việc tiêm vắc-xin phòng ngừa các bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ nói chung và bệnh thủy đậu nói riêng, MỜI bố mẹ cùng đăng ký tham dự HỘI THẢO "CHỦNG NGỪA VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT" do  Bs. Lại Thị Bích Thủy - Hơn 12 năm kinh nghiệm trong điều trị bệnh lý Nội Nhi và Tư vấn tiêm ngừa trình bày.

 THỜI GIAN: VÀO 14:00 THỨ 7, 21/04/2018
 ĐỊA ĐIỂM: NHÀ HÀNG FIRST PLACE, SẢNH TULIP (LẦU 2), 21 HOÀNG VIỆT, P.4, Q. TÂN BÌNH 
 PHÍ THAM DỰ: MIỄN PHÍ
 THAM DỰ NHẬN QUÀ TẶNG HẤP DẪN

 ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY.

Bài viết gần đây/mới

CẢNH BÁO SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
20% người bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính bị sụt cân, thiếu hụt vitamin và protein, thậm chí suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng đáng lưu ý, vì có thể dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và thúc đẩy bệnh trở nặng.

SỰ THẬT VỀ THỞ THÔI CŨNG TĂNG CÂN?
Thở thôi cũng tăng cân không hẳn là câu than thở của chị em, mà còn là dấu hiệu chỉ ra những vấn đề sức khỏe tiềm tàng chúng ta cần lưu ý.

By ThS. BS. Nguyễn Phương Anh

3 HOẠT ĐỘNG DỄ LÀM BÙNG PHÁT CƠN ĐAU VAI BẠN NÊN LƯU Ý
Đau vai không chỉ do ngồi làm việc hoặc giải trí sai tư thế như chúng ta vẫn thường nghĩ; mà còn do những hoạt động trong khi làm việc và sinh hoạt thường ngày. Tham khảo ngay lời khuyên của Bác sĩ Cơ xương khớp để tránh làm bùng phát cơn đau vai.

TƯ THẾ NGỒI 2 ĐIỂM CHẠM BẢO VỆ CỘT SỐNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
Nếu ngồi sai tư thế suốt thời gian dài, anh chị em dân văn phòng dễ khiến cơ và cột sống chịu áp lực quá mức, dẫn đến những cơn đau khó kiểm soát. Để giảm bớt và phòng ngừa đau lưng, mỏi cổ vai gáy, mời bạn tham khảo lời khuyên về tư thế ngồi làm việc 2 điểm chạm từ chuyên gia CarePlus.

GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHĂM SÓC SỨC KHÓE NGUỒN NHÂN LỰC TỪ HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM CAREPLUS
Nhờ chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, sự hài lòng trong công việc và hiệu suất của đội ngũ nhân viên sẽ được tối ưu. Qua đó, doanh nghiệp có thể gìn giữ nhân tài, thu hút ứng viên mới và duy trì sự phát triển bền vững trong tương lai.

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Họ tên người đăng ký') }}
*{{ errors.first('form-1.Điện thoại') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Thông tin bệnh nhân:
*{{ errors.first('form-1.Họ tên bệnh nhân') }}