BOOK AN APPOINTMENT

Đái Tháo Đường Thai Kỳ

Đái Tháo Đường Thai Kỳ

1/17/2018 9:45:01 AM

Thế nào là đái tháo đường thai kỳ?

Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là tình trạng rối loạn dung nạp glucose và/hoặc tăng đường huyết được phát hiện lần đầu tiên trong khi mang thai. ĐTĐTK không bao gồm những phụ nữ đã có bệnh ĐTĐ 1 và 2 từ trước khi thụ thai. Những trường hợp này được gọi là đái tháo đường tiền thai kỳ (ĐTĐTTK).

Nguyên nhân gây ĐTĐTK

Đối với cơ thể người bình thường, thức ăn sau khi được ăn vào sẽ được hấp thu và chuyển hóa thành glucose và lưu hành trong máu. Insulin là một nội tiết tố được bài tiết ra từ tuyến tụy, có vai trò quan trọng giúp chuyển hóa glucose, đưa glucose đang lưu hành trong máu vào các tế bào để sử dụng (như cơ, não, gan…).

Khi người phụ nữ mang thai, nhau thai sẽ tiết ra nhiều nội tiết tố khác (như estrogen, cortisol, HPL) gây ảnh hưởng đến tác động của insulin, làm cho insulin không thể đưa glucose vào tế bào sử dụng và hậu quả là gây tăng glucose trong máu và ĐTĐTK. Điều này giải thích nguyên nhân tại sao ĐTĐTK thường xuất hiện ở khoảng 3 tháng cuối thai kỳ, khi mà nhau thai đã to và tiết nhiều loại nội tiết tố.

Triệu chứng và các yếu tố nguy cơ

ĐTĐTK thường không có triệu chứng gì điển hình, do đó việc làm các nghiệm pháp tầm soát là rất quan trọng, nên nhớ rằng mọi phụ nữ đều có thể phát sinh ĐTĐTK nhưng chỉ có một số người là có nguy cơ cao hơn. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Tuổi trên 25
  • Thừa cân với BMI ≥ 25
  • Có người thân (cha, mẹ, anh chị em ruột…) bị đái tháo đường típ 2
  • Bị rối loạn dung nạp glucose, rối loạn đường-huyết lúc đói hoặc ĐTĐTK trước đó
  • Sinh con to trước đó ( ≥ 4 kg)
  • Hiện có glucose trong nước tiểu
  • Tiền căn bị thai lưu 3 tháng cuối thai kỳ không rõ nguyên nhân
  • Tiền căn sinh con bị dị tật trước đây

Biến chứng và hậu quả

Ảnh hưởng đến thai nhi

ĐTĐTK thường ảnh hưởng đến người mẹ ở 3 tháng cuối thai kỳ, khi đó thai nhi đang lớn nhanh. Vì vậy, ĐTĐTK thường không gây ra các loại khuyết tật như cho các trẻ sơ sinh khác của các bà mẹ đã bị đái tháo đường trước khi mang thai. Tuy nhiên, ĐTĐTK không được điều trị hay kiểm soát không tốt có thể gây tác hại cho thai.

  • Khi đường-huyết ở mẹ tăng quá cao, glucose sẽ đi qua nhau thai và gây tình trạng dư thừa năng lượng ở thai nhi. Hậu quả là thai nhi to hơn bình thường (macrosomia) và gây nhiều biến chứng trong lúc sanh mà biến chứng thường gặp nhất là sanh khó do kẹt vai.
  • Trẻ sơ sinh sau khi sanh không còn nhận lượng đường-huyết dư thừa từ mẹ, do đó dễ bị hạ đường-huyết sau khi sanh, hoặc một vài biến chứng khác như vàng da, suy hô hấp… Về lâu dài, trẻ có thể thừa cân và có nguy cơ bị đái tháo đường típ 2.

Ảnh hưởng đến thai phụ

  • ĐTĐTK thường có ít triệu chứng nhưng nếu không điều trị tốt có thể gây ra các biến chứng cho người mẹ như: cao huyết áp, tiền sản giật, nhiễm trùng, sinh non, tăng tỷ lệ phải mổ lấy thai, khoảng 20 – 50% phụ nữ với tiền sử bị ĐTĐTK có nguy cơ bị rối loạn dung nạp glucose và bị đái tháo đường típ 2 trong vòng 10 năm sau sanh.
  • Tuy nhiên, đối với những phụ nữ bị ĐTĐTK mà vẫn giữ được cân nặng lý tưởng sau sanh thì cuối cùng tỷ lệ phát triển thành đái tháo đường típ 2 sẽ thấp dưới 25%.

Điều trị

  • Phần lớn các trường hợp ĐTĐTK đều được kiểm soát tốt với một chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện thể lực hợp lý. Bác sĩ nội tiết hoặc bác sĩ dinh dưỡng quy định một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho từng trường hợp cụ thể nhằm giúp kiểm soát tốt đường-huyết nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng thiết yếu cho thai phụ và cho sự phát triển của thai nhi.
  • Thông thường các thai phụ được khuyên nên ăn uống điều độ, hạn chế những chất bột đường, tăng cường rau xanh nhiều hơn, để giúp kiểm soát đường-huyết. Nếu không có chống chỉ định đặc biệt (dọa sanh non, xuất huyết âm đạo, nhau tiền đạo, ối vỡ sớm…), tất cả các thai phụ đều được khuyên nên tập luyện thể lực điều độ (như đi bộ, yoga…) trong suốt thai kỳ nhằm giúp kiểm soát đường-huyết tốt hơn.
  • Tất nhiên trước khi tập luyện thể lực, thai phụ cần được thăm khám và tư vấn đầy đủ bởi các bác sĩ sản khoa và nội tiết. Trong trường hợp đường-huyết vẫn còn cao, không được kiểm soát tốt với chế độ dinh dưỡng và tập luyện thể lực, hoặc hình ảnh thai nhi trên siêu âm to hơn bình thường, các bác sĩ nội tiết sẽ cho dùng thuốc để kiểm soát đường-huyết.
  • Thuốc thường dùng là insulin dạng tiêm (tùy theo từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp). Thai phụ bị ĐTĐTK nên biết cách tự theo dõi đường huyết tại nhà. Bác sĩ nội tiết sẽ tư vấn cách thử đường-huyết, thời gian thử đường-huyết và các mục tiêu đường-huyết cần đạt được trong quá trình điều trị cho từng cá nhân cụ thể.

Lưu ý trước khi làm xét nghiệm đường huyết

  • Trước nghiệm pháp, thai phụ ăn uống bình thường (không ăn kiêng) ít nhất 3 ngày trước khi làm nghiệm pháp.
  • Buổi tối trước khi làm nghiệm pháp, ăn uống đầy đủ các chất (tinh bột, đạm, rau xanh…), không hút thuốc lá và không ăn uống gì thêm sau 10 giờ tối.
  • Buổi sáng ngày làm nghiệm pháp, thai phụ được rút mẫu máu đầu tiên để xét nghiệm glucose-máu lúc đói và sau đó sẽ uống một ly nước đường (trong đó có 75 gram glucose, theo hướng dẫn của nhân viên y tế, có thể thêm đá hoặc chanh cho dễ uống).
  • Sau khi uống nước đường, thai phụ sẽ được rút máu lần 2 sau 1 giờ, và lần 3 sau 2 giờ để xét nghiệm glucose-máu ở các thời điểm tương ứng.
  • Trong quá trình làm nghiệm pháp, không ăn uống gì thêm, chỉ có thể uống nước lọc, không nên vận động quá nhiều (nếu được có thể mang theo sách báo để đọc trong suốt 2 giờ làm nghiệm pháp).

Sau khi sinh

  • Thai phụ nên được làm nghiệm pháp dung nạp glucose vào khoảng thời gian từ 6-12 tuần sau khi sanh nhằm phát hiện tình trạng rối loạn dung nạp glucose còn tiếp tục xảy ra.
  • Thai phụ đã từng bị ĐTĐTK sẽ có nguy cơ bị đái tháo đường thực sự trong tương lai, do đó cần có chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý, giữ cân nặng lý tưởng, nhằm giúp ngăn ngừa đái tháo đường trong tương lai và nên được tầm soát đái tháo đường định kỳ hàng năm. Trẻ ngay sau khi sanh sẽ được thử đường-huyết và điều trị ngay khi có bất thường.

Recent posts

EMPOWER EMPLOYEE WELLNESS WITH COMPREHENSIVE SOLUTIONS FROM CAREPLUS INTERNATIONAL CLINICS
In today's dynamic economic landscape, employees seek more than just competitive salaries. Comprehensive healthcare benefits and a supportive work environment have become increasingly important. Discover CarePlus's tailored corporate healthcare solutions designed to boost your workforce productivity.

IS IT SAFE TO LOSE WEIGHT TOO QUICKLY?
It's really hard to resist the allure of rapid weight loss methods. However, applying them over the long term can pose serious health risks. Learn about the risks of rapid weight loss in the article below!

TREATMENT WOULD BECAUSE OF ROVE BEETLES
The "Rove Beetle" has become the most talked-about pest during this changing season. Residents of apartment buildings and students living in dormitories have been particularly affected by these tiny invaders recently. So, what should you do to prevent skin inflammation caused by rove beetle bites, especially during this rainy season? And how should it be treated correct

By Dr. Nguyen Doan Quynh

Q&A with the Doctor: Dengue Fever and What You Might Not Know!
Although dengue fever is not a new disease, many parents still feel anxious about it, especially now that the rainy season has begun, creating ideal conditions for the Dengue mosquito to spread the disease rapidly.

By Dr. Le Ngoc Tuyet Suong

ABNORMAL SIGNS IN THE STOMACH EARLY SCREENING NEEDED
According to the 2022 GLOBOCAN statistics, gastrointestinal cancer accounts for over 30% of cancer cases in Vietnam. However, early symptoms are often vague and develop silently, making them easy to overlook or mistake for other digestive disorders, leading to late detection.

By PhD. Nguyen Huy Bang

{{currentDoctor.Name}}
*{{ errors.first('form-1.Register name') }}
*{{ errors.first('form-1.Phone') }}
*{{ errors.first('form-1.Email') }}
Patient info:
*{{ errors.first('form-1.Patient name') }}